Nhiều vướng mắc trong quy trình quản lý thủ tục đất đai
Từ tư duy nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp / Xăng dầu liên tục giảm sẽ tác động nhanh đến chi tiêu tiêu dùng
Hơn 100 căn biệt thự của chủ đầu tư là Công ty Hưng Lộc Phát được cho là xây dựng trái phép trên địa bàn Quận 7, TP.HCM đang gây xôn xao dư luận mấy ngày nay.
Khi có quyết định dừng thi công, đại diện UBND quận 7 cho rằng doanh nghiệp xây dựng trái phép. Trong khi đó, chủ đầu tư khẳng định họ không làm sai bởi dự án của họ đã có quy hoạch 1/500, theo quy định của Luật đất đai, đồng nghĩa, họ được miễn giấy phép xây dựng khu nhà thấp tầng.
Theo Luật Xây dựng, doanh nghiệp đúng nhưng theo Luật Đất đai, doanh nghiệp sai. Điều đó cho thấy quy trình giải quyết thực tế đang có nhiều vướng mắc. Một trong những vướng mắc lớn nhất, đó chính là quy trình cấp phép xây dựng đối với các dự án có xen cài đất do Nhà nước quản lý.
Ảnh minh họa.
Đất do Nhà nước quản lý, ví dụ như tại dự án của Hưng Lộc Phát là đất kênh rạch, chiếm khoảng 10% diện tích của toàn dự án. Diện tích nhỏ, tuy nhiên việc ứng xử với loại hình đất này như thế nào vẫn chưa có câu trả lời cụ thể từ cơ quan chức năng. Việc này đang gây ách tắc quá trình xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là cấp phép xây dựng. Khó khăn này không chỉ ở 1 hoặc 2 mà toàn bộ các dự án đang có đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn TP.HCM.
Phần đất do Nhà nước quản lý một là sẽ giao luôn cho doanh nghiệp đầu tư hay tách ra riêng thành một dự án khác để tổ chức đấu giá, đầu thầu theo Luật Đầu tư?
Chính vì sự lúng túng giải quyết tính pháp lý này mà khiến nhiều doanh nghiệp đến nay này vẫn chưa có quyết định được giao đất.
Cũng không ngoại lệ, Công ty Quốc Cường Gia Lai đang sở hữu 8 khu đất thì có đến 7 khu bị dính đất do Nhà nước quản lý, đồng nghĩa việc phát triển dự án bị ách tắc.
Trong quá trình xử lý hồ sơ, bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc chỉ ra sự nhập nhằng của các bộ Luật, khiến cho doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cũng không biết ứng xử như thế nào trong giải quyết thủ tục pháp lý dự án.
Đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm 2019 đến nay, tất cả các dự án nằm trong diện có xen cài đất nông nghiệp, đất Nhà nước quản lý hoàn toàn không có dự án nào được xem xét xử lý. Điều này gây ách tắc toàn hộ hoạt động của thị trường.
Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, số lượng dự án bất động sản được phê duyệt giảm đến 63%, dẫn đến nguồn thu ngân sách của thành phố từ đất đai cũng giảm đến 76% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường bất động sản hoàn toàn rơi vào trạng thái trầm lắng, ảm đạm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam