Từ tư duy nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp
Siết chặt cho vay bất động sản làm giảm nguồn cung / Xuất khẩu thuỷ sản mang về 9 tỷ USD, ngành tôm đóng góp tới 40%
Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết 120 đó là thay đổi phương thức sản xuất thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đó là thay đổi cơ cấu sản xuất, giảm trồng lúa, tăng diện tích thủy sản và hoa màu. Tuy nhiên vẫn còn đó những băn khoăn về đầu ra cho sản phẩm sẽ như thế nào. Một lần nữa mối liên kết doanh nghiệp - nông dân lại được nhấn mạnh để phát triển kinh tế vùng.

Ảnh minh họa.
Sự chuyển biến từ tư duy sản xuất nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp có thể xem là chìa khóa cho phát triển kinh tế bền vững của vùng đồng bằng. Trong đó, vai trò và môi trường cho các doanh nghiệp kinh doanh một lần nữa được các bộ, ngành nhấn mạnh.
Vì thiếu các doanh nghiệp tham gia vào phát triển vùng ĐBSCL nên nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam mãi vẫn chưa có thương hiệu. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra phương châm hành động: Chính phủ thúc đẩy, doanh nghiệp hành động và người dân hưởng ứng. Trong đó nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp.
Trong chiến lược phát triển, nông dân là chủ thể chính và doanh nghiệp được ví như chất xúc tác để có một phản ứng thành công, giúp hiện đại hóa nông nghiệp, hướng đến một nền nông nghiệp có chất lượng và tính cạnh tranh cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đà Nẵng đón hai chuyến bay đầu tiên từ Kazakhstan và Myanmar
FiinRatings nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của F88
Phó Chủ tịch T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Giá vàng thế giới tiếp đà tăng sau khi Mỹ công bố thuế quan đối ứng
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan với các đối tác thương mại lớn, cao nhất lên tới 54%

Giảm thuế nhập khẩu ô tô: Giá xe có giảm mạnh?