Nhu cầu đi lại đầu năm tăng cao, "cháy" xe từ quê lên phố
Gia Lai: Tuyên dương các doanh nghiệp vận tải và lái xe an toàn / Sau vụ trưng bày xe có 'Đường lưỡi bò', Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động thương mại
Lái xe kiêng bà đẻ đầu năm!?
Anh Hạnh tại Kinh Môn, Hải Dương hai ngày nay phải đôn đáo tìm thuê xe lên Hà Nội đưa người nhà đi khám bệnh. Do việc phát sinh anh không có sự chuẩn bị từ trước nên khó khăn trong việc thuê xe hơi đi lại.
“Giá thuê xe hiện nay đều chênh từ 20 đến 30% so với ngày thường xong đặt xe không là chuyện đơn giản. Hầu hết các xe đều có khách chạy từ trước nên khó thuê xe đi lại, buộc gia đình phải đi xe khách”, anh Hạnh cho biết.
Mặc dù xe khách chạy liên tỉnh tại Hải Dương không tăng giá song người có việc cần lại muốn đi sớm. Trường hợp của gia đình bà Minh là ví dụ, con dâu trở dạ sinh sớm hơn 10 ngày, khiến gia đình này vất vả ngược xuôi tìm xe, rất may là sau hàng chục lần tìm kiếm, với chi phí đắt gấp 3 lần ngày thường, gia đình này đã tìm được chiếc xe chạy dịch vụ để đưa con dâu đi sinh.
“Có thể đầu năm nhiều lái xe kiêng cữ hoặc họ có kế hoạch chạy xe trước đó rồi nên thuê xe có việc gấp trong những ngày này rất khó. Con tôi trở dạ sớm, phải đi ngay đêm mồng 3 Tết, phải nhờ rất nhiều mối quen mới thuê được chiếc xe đi với giá cao người ta mới đi cho”, bà Hạnh tâm sự.
Cũng do năm nay việc xử phạt lái xe có nồng độ cồn nên hầu hết gia đình đi hoá vàng, thăm thân ở xa đều tổ chức thuê xe đi chung xe ô tô để đi lại. Chính vì vậy, lượng xe du lịch chạy dịch vụ dù ngày thường rất nhiều song những ngày Tết có việc cần gấp gọi xe vô cùng khó khăn.
Xe du lịch đắt hàng, huỷ kèo
Thời điểm này, không hiếm người đi thuê xe hơi đi du lịch, lễ hội không thể gọi được xe. Theo đại diện một hãng xe chuyên chạy tuyến của thị xã Kinh Môn, nhu cầu đi lễ hội, du xuân đầu năm nhà xe đã phải tổ chức riêng một tuyến đi Yên Tử (Quảng Ninh) vào các ngày mồng 4 đến mồng 5 Tết Canh Tý.
“Các hội xóm, hội làng đều được tổ chức trong thời gian sau ngày mồng 4 đến mồng 5 Tết hàng năm nên nhu cầu đi lại của người dân các địa phương rất lớn. Các du khách đi chùa cầu an như di tích An Phụ, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử… cũng rất đông nên ai đi phải đặt trước. Xe chỉ đi 2 ngày sau đó phải chạy xe theo chuyến cố định”, ông Kiên, chủ hãng xe khách liên tỉnh tại thị xã Kinh Môn cho hay.
Không chỉ tại Hải Dương việc thuê xe đi lại khó khăn mà thực tế này đã và đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở các địa phương phía Nam và miền Trung.
Đặc biệt đối với người đi thăm người ốm, bệnh, viếng đám hoặc phải đi sớm về quê nội ngoại. Anh Bôn, lái xe du lịch tại Hải Dương cho hay: “Vì trót nhận lời chở người đi đám hiếu nên tôi phải huỷ khách chở đi lên Hà Nội, trả lại gấp đôi tiền cọc cho họ để họ đi xe khác, đây là việc bất đắc dĩ”.
Thực tế, tại các tỉnh xa, nhu cầu đi lại lên Hà Nội hoặc nhiều tỉnh phía Bắc khác còn khó khăn hơn, thuê xe khó, giá cao và nếu không đặt thuê trước sẽ rất khó để có xe đi lại trong dịp cao điểm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết