Thị trường

Nông dân bán lúa những không lấy được tiền

Hết bị "cò lúa", thương lái ép giá, bỏ cọc… nay bà con nông dân lại phải đứng ngồi không yên vì doanh nghiệp thu mua chây ì trong việc thanh toán tiền lúa.

Xăng dầu giảm giá / Khơi thông tín dụng đầu năm

Giálúahiện nay dù giảm so với thời điểm trước Tết nhưng vẫn ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, những người trực tiếp làm ra hạt lúa là nông dân, lại ít được hưởng lợi. Hết bị "cò lúa", thương lái ép giá, bỏ cọc… nay bà con lại phải đứng ngồi không yên vì doanh nghiệp thu mua chây ì trong việc thanh toán tiền lúa.

Nông dân bán lúa những không lấy được tiền - Ảnh 1.

Nông dân đứng ngồi không yên vì doanh nghiệp thu mua chây ì trong việc thanh toán tiền lúa

Thu hoạch xong vụ lúa Đông - Xuân cách đây khoảng nửa tháng, do tin tưởng, ông Phan Văn Quân – huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ giao toàn bộ lúa cho doanh nghiệp ngay tại ruộng. Tuy nhiên đến nay, ông vẫn chưa thu được tiền. Với khoảng 7ha, số tiền ông bị nợ lên đến hàng trăm triệu.

Ông Quân ngậm ngùi cho biết, từ việc bán lúa nên quen biết nhau, công ty hứa hẹn thanh toán nhiều lần nhưng đến hẹn vẫn không thấy trả. Hiện, ông rất mong công ty nhanh chóng thanh toán tiền lúa.

Thu hoạch xong vụ trước và đã xuống giống cả vụ sau, tuy nhiên, nhiều hộ dân vẫn chưa thu được tiền lúa. Theo bà con, hầu hết diện tích lúa tại huyện Cờ Đỏ do một doanh nghiệp ở địa phương thu mua. Hộ ít bị nợ vài chục triệu. Hộ nhiều lên đến cả tỷ đồng. Hàng ngày, bà con chỉ còn biết chờ thông tin từ các "cò lúa."

Ông Nguyễn Văn Phèn - Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ chia sẻ, tiền bán lúa hơn 1 tỷ nhưng công ty vẫn chưa thanh toán và bản thân ông cũng không biết làm cách nào để lấy được tiền. Ông Nguyễn Văn Chiến – Huyện Cờ đỏ, TP. Cần Thơ cũng chung hoàn cảnh bị nợ tiền lúa. Ông cho biết: "Chúng tôi chưa thưa kiện nhưng nếu tuần này không trả, anh em góp ý nhau và cũng phải tiến hành thưa kiện".

 

Tình trạng nông dân bị nợ tiền lúa không phải là chuyện hiếm tại Đồng bằng sông Cửu Long ở thời điểm hiện tại. Vụ Đông Xuân có sản lượng lớn nhất năm, chiếm đến 50% tổng sản lượng thu hoạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi, các doanh nghiệp trong nước lại đang gặp tình trạng chung là khó khăn về vốn.

Ông Hoàng Trọng Thủy - Nguyên Tổng Biên tập Báo Nông thôn ngày nay nhận định: "Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nên đẩy sớm cho vay cho các doanh nghiệp. Khi người ta có đủ năng lực để xuất khẩu, doanh nghiệp có đủ tiềm lực, một là họ sẽ ra sức thu mua, thứ hai là khi người ta thu mua thì lúa đồng cũng được gặt và người nông dân cũng phấn khởi, sẵn lòng bán thóc của mình".

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc, năm nay, nhu cầu gạo của thế giới vẫn lớn hơn nguồn cung. Tuy nhiên, khó khăn về vốn lại đang khiến các doanh nghiệp trong nước gặp khó trong việc thu mua lúa. Do đó, linh hoạt, cắt giảm các thủ tục không cần thiết để ngành gạo tiếp cận nguồn vốn là việc làm cần thiết vào lúc này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm