Nông nghiệp hữu cơ: Cần giải quyết bài toán thương hiệu và phân phối
Dự kiến cắt giảm tới 60% trong 5.900 điều kiện kinh doanh / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Bán nước mắm lời hơn bán sữa và bia, Con Cưng không bán hàng giả
Đây là nhận định của các chuyên gia, đồng thời cũng là những doanh nhân đã đầu tư sản xuất, kinh doanh nông sản hữu cơ tại chương trình tọa đàm “Nông nghiệp hữu cơ: Giải quyết bài toán thương hiệu và phân phối” do Công ty truyền thông KAT Media tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18/8.
Xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng
Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit cho rằng, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn của người dân là rất lớn, nhưng khách hàng thực sự của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam hiện nay chỉ chiếm chưa tới 1% dân số.
Đây là những người có thu nhập khá và thực sự coi sức khỏe là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm. Số còn lại bao gồm những người chưa có đủ điều kiện kinh tế để sử dụng thực phẩm hữu cơ thường xuyên hoặc còn phân vân về giá trị của thực phẩm hữu cơ.
Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn của người dân hiện nay là rất lớn. Ảnh minh họa: TTXVN
Thêm vào đó, rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang ưu tiên mua hàng bằng mắt, thay vì mua hàng bằng kiến thức, nghĩa là ưu tiên lựa chọn sản phẩm có mẫu mã, bề ngoài bắt mắt hơn là chất lượng thật sự, trong khi đó, sản phẩm hữu cơ không thể có bề ngoài đẹp được.
Vì vậy, người sản xuất, kinh doanh nông sản hữu cơ chỉ đang phục vụ cho một nhóm khách hàng nhỏ thuộc thị trường ngách chứ chưa thể tiếp cận thị trường một cách đại trà.
Chỉ khi người tiêu dùng thay đổi được tư duy mua hàng dựa trên tiêu chí chất lượng và sự an toàn cho sức khỏe thì thì mới có thể mở rộng quy mô thị trường cho nông sản, thực phẩm hữu cơ.
Bà Phạm Phương Thảo, người sáng lập Công ty Organica chia sẻ, khó khăn lớn nhất đối với những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hiện nay chính là niềm tin của người tiêu dùng. Phần lớn khách hàng đang “thiếu thông tin nhưng thừa nghi ngờ”.
Cụ thể, họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về sản phẩm hữu cơ và luôn loay hoay với những câu hỏi như sản phẩm hữu cơ có gì khác so với sản phẩm thông thường? làm sao để nhận biết đâu là sản phẩm hữu cơ thật sự?
Theo bà Phạm Phương Thảo, nếu đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ doanh nghiệp phải xác định được phân khúc khách hàng rõ ràng vì chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm hữu cơ đang cao hơn sản phẩm thông thường khá nhiều.
Việc thuyết phục được khách hàng thông qua việc nâng cao nhận thức về giá trị của thực phẩm hữu cơ là giải pháp căn cơ nhưng là một quá trình dài đòi hỏi người kinh doanh phải rất kiên trì, đồng thời luôn đảm bảo chất lượng, uy tín sản phẩm như cam kết ban đầu.
Giải pháp phân phối hiệu quả
Phân phối là một trong những trụ cột quan trọng của chuỗi cung ứng hàng hóa nói chung và nông sản, thực phẩm hữu cơ nói riêng. Tuy nhiên có một thực tế là trong khi nhiều người sản xuất nông sản hữu cơ chưa tìm được đầu ra thì ngược lại các hệ thống phân phối lại không tìm được nguồn cung đủ tiêu chuẩn.
Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, mặc dù nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực đầu tư có nhiều dư địa phát triển nhưng bên cạnh việc tác động thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải có kỹ năng quản trị tốt, khai thác các kênh phân phối hiệu quả.
Hiện nay nhiều hệ thống siêu thị, phân phối bán lẻ không tìm kiếm được nguồn cung thực phẩm hữu cơ bởi các đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô nhỏ không đáp ứng được nguồn cung. Ảnh minh họa: TTXVN
Hiện nay nhiều hệ thống siêu thị, phân phối bán lẻ không tìm kiếm được nguồn cung thực phẩm hữu cơ bởi các đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô nhỏ thường không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng trong thời gian dài.
Nguyên nhân xuất phát từ việc người sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô nhỏ hiện nay chủ yếu là những người khởi nghiệp nông nghiệp, chưa có kỹ năng quản trị trong sản xuất và quản trị rủi ro dẫn đến không điều chỉnh, kiểm soát được nguồn cung theo nhu cầu của đối tác, thị trường.
Theo phân tích của ông Nguyễn Lâm Viên, việc phân phối sản phẩm vào hệ thống siêu thị bán lẻ giúp sản phẩm hữu cơ tiếp cận được đối tượng khách hàng có sẵn của các siêu thị, tuy nhiên để trở thành nhà cung ứng cho siêu thị là điều khá khó khăn với các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất nhỏ.
Do đó, người sản xuất nông sản hữu cơ có thể khai thác các kênh phân phối khác như các phiên chợ nông sản hữu cơ và nên có kênh phân phối online để hỗ trợ khách hàng.
Bà Phạm Phương Thảo chia sẻ, thực tế là nguồn cung thực phẩm hữu cơ hiện nay rất khan hiếm nhưng để trở thành nhà cung ứng cho các cửa hàng, hệ thống phân phối nông sản, thực phẩm hữu cơ, người sản xuất phải tìm hiểu và nắm bắt được những tiêu chí của từng kênh phân phối cụ thể.
Quan trọng nhất, khách hàng tìm đến thực phẩm, nông sản hữu cơ là những người muốn sử dụng những giá trị thật của thực phẩm, do đó cả người sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo sự trung thực về chất lượng sản phẩm mới có thể xây dựng thương hiệu, uy tín để phát triển lâu dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT