Phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu hơn 14 tỷ USD / Japan Airlines đặt mua hàng chục máy bay A350-900 và A321neo
Ảnh minh họa.
Chiều 1/8, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 -2025. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cùng sự tham gia của đại diện các đơn vị thuộc Bộ, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đề án, lãnh đạo 13 tỉnh tham gia đề án và một số tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt tiêu chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là nhiệm vụ cấp thiết. Sự quyết tâm và đồng lòng từ các cấp, các ngành và người dân sẽ là yếu tố quyết định cho thành công của đề án. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn là yếu tố then chốt nhất, cần biến lý thuyết thành thực tiễn và mang tới cho cộng đồng bằng chính ngôn ngữ, suy nghĩ của cộng đồng mới đạt được những thành công vượt bậc trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sự thành công của đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng bên cạnh sự hỗ trợ từ Bộ và các cấp, ngành Trung ương, các địa phương cần khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm tận dụng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng nguyên liệu để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Tại hội nghị lần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung đánh giá kết quả thực hiện sau 2 năm thí điểm và xác định những nhiệm vụ trọng tâm cho thời gian tới.
Để triển khai đề án, Ban Chỉ đạo đã được thành lập với 31 thành viên. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng đã thiết lập hai tổ công tác phụ trách theo địa bàn từng vùng, nhằm khảo sát và kiểm tra tình hình thực hiện Đề án tại 13 tỉnh. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động cụ thể tại địa phương.
Đến nay, 5 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy mô, diện tích cũng như chất lượng hoạt động. Về hạ tầng vùng nguyên liệu, 82/131km đường giao thông đã hoàn thành đạt 62,5% kế hoạch. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các công trình khác như kênh mương, trạm bơm điện và nhà kho vẫn còn chậm. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng vùng nguyên liệu đã giải ngân 220 tỷ đồng trên tổng vốn 440 tỷ đồng, đạt 50%.
Diện tích vùng nguyên liệu có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp đạt trên 103.000 ha, chiếm hơn 62% tổng diện tích vùng nguyên liệu. Số chuỗi liên kết đã được xây dựng tăng lên 81 chuỗi, với sự tham gia của 26 doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và 353 hợp tác xã tăng 83 hợp tác xã so với thời điểm ban đầu.
Tổng số kinh phí đã triển khai thực hiện Đề án đạt hơn 564 tỷ đồng; trong đó, các địa phương đã bố trí trên 136 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí khoảng 242 tỷ đồng. Sự tham gia của doanh nghiệp và hợp tác xã trong việc thực hiện các dự án, kế hoạch liên kết cũng đạt 185 tỷ đồng, chiếm gần 33%.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, việc triển khai các hợp phần đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là các công trình logistics như nhà kho và bãi tập kết nguyên liệu. Vấn đề pháp lý và bố trí mặt bằng đất đai cho các kho bãi cũng gặp nhiều khó khăn. Tổng diện tích vùng nguyên liệu có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp còn hạn chế, mới đạt 103.884 ha. Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả và chưa kết nối được với các doanh nghiệp tiêu thụ.
Để khắc phục những hạn chế này, các địa phương đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng vùng nguyên liệu. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để rà soát, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và triển khai đầu tư các hạng mục hạ tầng logistics hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong vùng nguyên liệu. Ngoài ra, việc đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các hợp tác xã cũng cần được chú trọng. Các đại biểu tham gia Hội nghị mong muốn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thêm các gói chính sách tín dụng gắn với bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi trong các vùng nguyên liệu.
Thông qua hội nghị lần này đã khẳng định sự cam kết mạnh mẽ từ các cấp, các ngành và cộng đồng nhằm thực hiện thành công đề án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ý kiến đóng góp và đề xuất từ hội nghị sẽ được xem xét nghiêm túc để nâng cao hiệu quả thực hiện đề án trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp