Phú Thọ: Hái quả ngọt từ vùng rau an toàn
Chú trọng sản xuất an toàn
Gia Cát đang là địa phương tiêu biểu của huyện Cao Lộc trong phát triển vùng rau an toàn (RAT). Để phát triển sản xuất, xã đã thành lập HTX rau củ quả sạch Gia Cát, có nhiệm vụ dẫn dắt, hỗ trợ thành viên, người nông dân trên địa bàn xây dựng các vùng sản xuất sạch, đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả.
Hoạt động theo Luật HTX năm 2012, HTX được hỗ trợ đầu tư 18 nhà lưới với diện tích 1.500 m2 để trồng rau an toàn và các loại giống rau chất lượng cao. Ngoài trồng rau tại các nhà lưới, HTX còn phát triển các vùng RAT ngoài trời với tổng diện tích gần 6 ha.
Ông Thi Văn Huấn, Phó Giám đốc HTX, cho biết: “Việc sản xuất RAT được HTX chú trọng. Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, toàn bộ thành viên HTX được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng RAT, đào tạo kỹ lượng về kỹ năng ứng dụng khoa học – công nghệ mới, kiến thức về vệ sinh thực phẩm và ATLĐ”.
Với tôn chỉ tất cả vì lợi ích thành viên, yếu tố ATLĐ được HTX đặc biệt quan tâm. Cụ thể, trong quá trình sản xuất, thành viên được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, được trang bị đồ bảo hộ lao động, kỹ năng vận hành máy móc, nông cụ… đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất.
Năm 2017, bên cạnh các lợi rau chủ lực như: cải ngồng, cải làn, bắp cải…, HTX còn liên kết với công ty Thương mại xuất nhập khẩu An Phát (Hà Nội) trồng củ cải giống nhập từ Hàn Quốc. Hiện nay, HTX đã và đang triển khai trồng với diện tích hơn 2 ha, dự kiến đến hết năm 2018, HTX sẽ mở rộng trồng thêm 4 ha củ cải.
Tiếp tục nhân rộng
Các mô hình sản xuất rau theo hướng an toàn cũng đang phát huy hiệu quả cao tại xã Tân Liên. Hiện, toàn xã có trên 30 ha RAT các loại. Hàng năm, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện Cao Lộc tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc RAT.
Để nâng cao hiệu quả của mô hình, đầu tháng 10/2017, xã thành lập HTX rau củ quả Nà Hán nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ông Hoàng Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Tân Liên, việc thành lập HTX sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rau được tập trung hơn, được giao lưu, tiếp cận với công nghệ mới, mở rộng các thị trường tiêu thụ, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về ATLĐ, vệ sinh thực phẩm.
Theo UBND huyện Cao Lộc, bình quân mỗi năm, huyện gieo trồng trên 1.000 ha RAT các loại với sản lượng trên 16.000 tấn. 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều phát triển sản xuất RAT, trong đó vùng tập trung nhiều nhất là 2 xã Tân Liên, Gia Cát.
Để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả, huyện đã mở lớp tập huấn trồng RAT cho người dân; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc bao bì, nhãn mác, dây buộc cho sản phẩm RAT; phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch giới thiệu sản phẩm RAT tại Hà Nội.
Những hướng đi của huyện Cao Lộc đã và đang góp phần xây dựng vùng RAT trở thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung. Qua đó tạo ra liên kết chuỗi giá trị, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, hướng tới xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'