Quả nhãn Việt tìm cách xuất ngoại thời COVID-19
Vàng "lên lên - xuống xuống" chóng mặt, khi nào nên mua để đầu tư? / Kích vay tiêu dùng để hỗ trợ nền kinh tế
Những ngày gần đây, nhiều nhà vườn ở các "thủ phủ" trồng nhãn ở Hưng Yên, Sơn La cho biết giá bán nhãn xuống rất thấp, tiêu thụ chậm do xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn.
Bế tắc đầu ra vì... COVID - 19
Ông Trần Văn Sơn, Hợp tác xã Đoàn Kết (xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cho biết, chưa có năm nào mùa nhãn lại buồn như năm nay. Đầu vụ giá nhãn cao nhất bán được 25.000 đồng/kg. Sau đó, dịch COVID-19 quay trở lại, tâm lý sợ giãn cách xã hộitrở lại, người dân cắt bán ồ ạt. Giá nhãn xuống thấp, có thời điểm xuống đến 7.000 - 8.000 đồng/kg. Đến cuối vụ, nhãn quả to, chuyên làm quà biếu lên được 8.000 - 10.000 đồng/kg, loại đưa vào chế biến long nhãn giá thấp hơn.
Theo Sở Công thương tỉnh Hưng Yên, trước mùa vụ thu hoạch nhãn, tỉnh đã có riêng một kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại,hội chợ kết nối giao thương, quảng bá loại quả đặc sản này tại Hưng Yên và Hà Nội trong tháng 8. Nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kế hoạch buộc phải hủy bỏ khiến việc kết nối giữa các nhà vườn với người tiêu dùng, doanh nghiệp gặp khó khăn.
Trước tình hình trên, ngày 13/8, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh Hưng Yên, tỉnh Sơn La cùng một số cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2020”.
Hội nghịnhằm hỗ trợ các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn Việt Nam tăng cường tìm kiếm các cơ hội kinh doanh,xuất khẩu nhãnvà sản phẩm nhãn ra thị trường quốc tế trên môi trường trực tuyến, trong điều kiện các địa phương trồng nhãn và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn xúc tiến thương mại với nước ngoài vì dịch COVID-19.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nông sản từ Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và trên 30 nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn đến từ 8 tỉnh, thành của Việt Nam là Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên, Lạng Sơn và Sơn La.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương,cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu nhãn tươi vào các thị trường có thứ hạng cao như Australia, Mỹ..., đáp ứng chuẩn các quy định của nước nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi của nước nhập khẩu, trước khi xuất khẩu được xử lý theo các biện pháp phù hợp đảm bảo không có côn trùng.
“Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” và hoàn toàn có thể tự tin lưu thông ở nhiều thị trường khó tính khác”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Nângcao chất lượng để đi xa
Đễ hỗ trợ sản phẩm nhãn Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường quốc tế, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương áp dụng các mô hình trồng nhãn chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, chế biến nhãn nghiên cứu - áp dụng công nghệ bảo quản, duy trì chất lượng phẩm cấp và quả nhãn được lâu hơn, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm nhãn như: nhãn tươi đóng hộp, nhãn khô, các loại đồ uống nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người tiêu dùng nước ngoài.
Trong khi đó, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho biết, Sơn La và Hưng Yên là 2 tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích nhãn toàn quốc. Nhãn Sơn La, Hưng Yên có chất lượng cao và hình thức đẹp, hương vị thơm ngon được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng và đánh giá cao. Sản phẩm nhãn Sơn La đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sông Mã”. Nhãn lồng Hưng Yên đã được cấp chỉ dẫn địa lý, được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua”…
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả nhãn, định hướng sản xuất an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, Sơn La và Hưng Yên đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, sử dụng chế phẩm sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), duy trì các chuỗi sản xuất quả an toàn, ứng dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP...
Cũng theo ông Lê Quốc Doanh, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước, Bộ NN&PTNT đã tích cực đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường xuất khẩu trái cây ra thế giới.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu sản phẩm nhãn Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho rằng, hợp tác thương mại nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển trong thời gian qua nhưng vẫn còn khiêm tốn so với con số thương mại về mặt hàng nông sản giữa Trung Quốc với thế giới. Do đó, thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều dư địa để nông sản Việt Nam, trong đó có nhãn và sản phẩm nhãn tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Trong khi đó, ông Moon Ki Bong, Chủ tịch Trung tâm Kinh doanh ASEAN tại Hàn Quốc đã chia sẻ với các doanh nghiệp và nhà vườn Việt Nam về cách tiếp cận thị trường Hàn Quốc đối với các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhãn.
Theo ông Moon Ki Bong, để thâm nhập thành công thị trường Hàn Quốc, quả nhãn cần có độ tươi tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài ra, Việt Nam cũng nên sử dụng công nghệ sinh học để đa dạng hóa các sản phẩm có nguồn gốc từ nhãn, từ đó đáp ứng được phong phú nhu cầu tiêu dùng của người Hàn Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Đẩy mạnh xuất khẩu quả nhãn Việt Nam ra thị trường thế giới.