Quỹ Đầu tư Walter Scott (Scotland) tìm hiểu về ngành may mặc và da giày Việt Nam
Hà Giang: Vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề truyền thống / Khủng hoảng lương thực: Châu Á cần đầu tư thêm 800 tỷ USD trong thập kỷ tới
Quỹ đầu tư Walter Scott của Scotland là một công ty quỹ quản lý danh mục đầu tư toàn cầu. Trong buổi làm việc chiều nay với lãnh đạo VINASME, phái đoàn quỹ đầu tư cho biết họ đang rất quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về tình hình chung trong hai ngành thời trang may mặc và da giày Việt Nam. Họ cần tìm hiểu một số thông tin chung từ góc nhìn của các cơ quan, ban, ngành, hiệp hội khác nhau.
Đây là cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư biết thêm thông tin về các hoạt động và thành tựu của hai ngành này tại Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp.
Theo đại diện Quỹ Đầu tư Walter Scott, may mặc và da giày là hai mặt hàng ngày càng được sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với các nước khác trên thế giới. Do đó, Quỹ Đầu tư Walter Scott muốn tìm hiểu thông tin ở thực địa trong những công ty sản xuất hàng may mặc, da giày và xuất khẩu cho những nhãn hàng mà quỹ đang đầu tư cũng như muốn biết tương lai của những DN Việt Nam đang hoạt động trong ngành này trong những năm sắp tới.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME cho biết, trong số 62.000 hội viên của VINASME, số lượng doanh nghiệp may mặc và da giày chiếm 9%. Những doanh nghiệp này chủ yếu là gia công, một số doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chủ yếu là xuất sang thị trường Trung Quốc.
Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, là điều kiện thuận để các DN nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên, các DN nhỏ và vừa hoạt động trong ngày may mặc và da giày đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là mối quan hệ bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lý do là trong chuỗi phân phối của Việt Nam trong ngành may mặc thì Việt Nam ở phần rất thấp trong chuỗi đó, dẫn đến tiền công thấp, từ đó tạo nên mâu thuẫn lớn.
Trong ngành may mặc, nguyên liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài, phần lớn sản phẩm XK ra nước ngoài có giá thành không cao, tính cạnh tranh thấp. Do đó, các DN Việt Nam chủ yếu lãi từ hoạt động gia công.
Cũng theo ông Nam, VINASME muốn tham gia một số thị trường có quy mô nhỏ. Hiện VINASME đang chọn một số nước Đông Âu thuộc Liên minh châu Âu (EU) để hợp tác.
"Các sản phẩm của Việt Nam đều đáp ứng được các yêu cầu cao nhất. Chúng tôi muốn tìm kiếm thị trường mới vì muốn bán trực tiếp để có nhiều lợi thế. Cái khó nhất không phải là giá và chất lượng mà là xây dựng thương hiệu - yếu tố đảm bảo phát triển bền vững", ông Nam chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam