Thị trường

Sa nhân – Cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao Điện Biên

Với đặc tính dễ trồng, giá bán cao, đầu ra ổn định, những năm gần đây, sa nhân đã trở thành một trong những loại cây giúp đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Quả sa nhân mọc ngay dưới gốc cây, rất dễ thu hoạch. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Tận dụng diện tích dưới tán rừng, đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình hiện trồng được hơn 120 ha sa nhân, tập trung ở hai bản: Lồng và Hua Sa A, năng suất khoảng 12 tạ/ha, sản lượng ước đạt 67,2 tấn. Với giá bán từ 85.000 - 90.000 đồng/kg quả tươi, 470.000 - 500.000 đồng/kg quả khô, người trồng sa nhân có thể thu về hàng trăm triệu đồng/ ha. Nếu chăm sóc tốt, cây sa nhân có thể cho thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm.

Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành sản phẩm cao, đầu ra ổn định, sa nhân đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Nhờ thu nhập cao từ cây sa nhân, nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Sa nhân có dược tính cao, được dùng trong y học. So với các loại cây trồng khác, trồng sa nhân không cần làm cỏ, chỉ bón phân một lần duy nhất vào lúc mới trồng nên chi phí đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trồng cây sa nhân đang là hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp của đồng bào vùng cao Điện Biên.

Theo Phan Tuấn/Dân tộc và Miền núi

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo