Thị trường

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng ổn định

Theo Bộ GTVT, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng ổn định trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 5 năm đạt 13,8%.

Kinh tế thế giới 2021: Thoát khỏi “bóng đen” Covid-19 và sẽ phục hồi? / Cải thiện môi trường kinh doanh dư địa cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam trong năm 202 dù vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, nhưng chậm hơn so với trung bình hàng năm. Trong đó, khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2020 ước đạt hơn 22 triệu, tăng 13% so với năm 2019.

Đội tàu Việt Nam về cơ bản đã đảm nhận được gần 100% khối lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như hàng hóa lỏng (LPG), xi măng rời.

Đối với loại hàng mà đội tàu Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu, Bộ đã cấp phép cho một số tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu doanh nghiệp Việt Nam được vận tải nội địa trong thời gian ngắn hạn.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng ổn định - Ảnh 1.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng ổn định. Ảnh minh họa - Dân trí.

Liên quan đến tình hình vận chuyển hàng hóa trên thế giới, theo số liệu vừa được nhà cung cấp hệ thống theo dõi vận tải biển Ocean Insights, hơn 1/3 số container hàng hóa đã phải nằm chờ tại các cảng biển lớn trong tháng 12/2020, khi chuỗi cung ứng toàn cầu phải đối mặt với thách thức chưa từng có.

Việc nhu cầu hàng hóa tăng 30% trong nửa cuối năm 2020 và sự thiếu hụt container rỗng đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa.

Theo tính toán của Ocean Insights, tỷ lệ hàng hóa phải nằm chờ tại các cảng biển lớn đạt mức trung bình 37% trong tháng 12/2020. Tại một số cảng biển hàng đầu như Thượng Hải, Singapore hay cảng Klang ở Malaysia, tỷ lệ này lên tới 40 - 50%.

Các chuyên gia trong ngành cảnh báo, tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài trong nửa đầu năm nay, nếu nhu cầu hàng hóa vẫn ở mức cao.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm