Thị trường

Sẽ có 10 tỷ USD vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam?

(DNVN) - Việt Nam đang được ví như là điểm “tránh bão” tại các thị trường mới nổi. Nếu thị trường chứng khoán Việt lọt “rổ” Morgan Stanley Capital International” (MSCI), ước tính sẽ có khoảng 10 tỷ USD vốn ngoại được đổ vào.

Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm / Giá vàng hôm nay 14/10: Chuỗi ngày tăng giá hiếm hoi

Các quỹ ngoại khi so sánh với chỉ số MSCI, họ phải mua vào cổ phiếu Việt Nam để không bị đánh giá thấp.

Kỳ vọng “rổ” MSCI

Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, quản lý bộ phận đầu tư VinaCapital, các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn nhắm đến thị trường Việt Nam. Nhất là khi được đưa vào danh sách theo dõi của MSCI (thuật ngữ viết tắt của “Morgan Stanley Capital International”- công ty chuyên cung cấp các công cụ phân tích danh mục và chỉ số chứng khoán, có trụ sở tại New York, Mỹ).

Theo quan điểm của ông Andy Ho, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung liên quan nhiều hơn đến Việt Nam trong vấn đề về trí tuệ hơn là xuất nhập khẩu.

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với cộng đồng tài chính quốc tế ngày càng tăng (ảnh HH).

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với cộng đồng tài chính quốc tế ngày càng tăng (ảnh HH).

“Chính vì vậy, tôi cho rằng cuộc chiến thương mại này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trước nhất, cơ hội là một số nhà đầu tư ngoại đang cân nhấc về việc mở nhà máy tại Việt Nam. Liệu bây giờ họ sản xuất hàng ở Trung Quốc để xuất sang Mỹ và bị đóng thuế 25%, bây giờ họ mở nhà máy ở Việt Nam. Chẳng hạn như ngành dệt may, da giày, điện tử thì thuế sẽ giảm đi, chi phí sẽ giảm đi” - ông Andy Ho bày tỏ quan điểm.

Và, dù sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có chấm dứt thì nhà đầu tư nước ngoài với chiến lược lâu dài cũng khó đóng cửa nhà máy ở Việt Nam, để quay trở về Trung Quốc. Bởi vậy, đây chính là cơ hội, khi họ vào Việt Nam rồi thì họ sẽ tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia của Vinacapital, những biến động về tiền tệ, chứng khoán khiến các nhà đầu tư lo ngại. Họ muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng lo.

Chẳng hạn như, nhà đầu tư ngồi bên Mỹ để đầu tư vào Việt Nam bằng đồng USD thì họ phải mua tiền đồng, nếu tiền đồng mất giá thì họ lỗ. Nếu họ ngồi ở châu Âu và dùng tiền Euro để mua tiền đồng, khi mất giá thì họ cũng chịu lỗ. Họ rất lo ngại chuyện đó.

 

Nhưng ngược lại, vì thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh, đơn cử như đầu tư vào Tập đoàn Hoà Phát có mức tăng trưởng 15%. Với sức tăng trưởng đó hy vọng sẽ vượt qua cái lỗ của tiền tệ trong nền kinh tế.

Rót vốn ngoại vào doanh nghiệp Việt

Đó chính là hy vọng của nhà đầu tư ngoại. Họ đến Việt Nam để tìm hiểu thêm về nền kinh tế của mình và những cơ hội đầu tư, phát triển của từng doanh nghiệp Việt mà họ muốn rót vốn vào.

Giới chuyên gia cho rằng, dòng vốn FDI ổn định sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn tại Việt Nam. Qua đó nâng cao cơ sở hạ tầng và khả năng sản xuất công nghiệp trong nước vào thời gian tới.

“Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với cộng đồng tài chính quốc tế ngày càng tăng” - ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, cho biết như trên tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư năm 2018 vừa diễn ra tại TP.HCM.

 

Các nhà đầu tư ngoại đang “để mắt” một số ngành mới ở Việt Nam (ảnh HH).

Các nhà đầu tư ngoại đang “để mắt” một số ngành mới ở Việt Nam (ảnh HH).

Theo ông Don Lam, các nhà đầu tư đang “để mắt” một số ngành mới, điển hình như ngành công nghệ. Họ muốn tiếp tục thấy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Việt đang mang lại lợi nhuận tốt, cũng là lý do hấp dẫn để họ rót vốn.

Trong nhận định mới đây từ Ngân hàng Standard Chartered, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam sẽ ở mức cao trong năm 2018, 2019 và 2020. Với mức vốn đăng ký đạt 17 tỷ USD mỗi năm, vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử.

 

“Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2018 và 2019 – giống như năm 2017. Chúng tôi lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn. Nhờ hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ khi dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất điện tử vẫn duy trì ở mức cao” - ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á của Ngân hàng Standard Chartered, nhận xét.

Huỳnh Hoa
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm