Sẽ giải ngân khoảng 42% gói phục hồi kinh tế trong năm 2022
Hàng ngàn container vẫn ùn ứ, cơ quan chức năng tiếp tục khuyến cáo các tỉnh tạm dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu / Bộ Công Thương làm đầu mối triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP
Liên quan đến nguồn vốn của gói phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Chính phủ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc triển khai tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu và thông qua đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, v.v. sau đó mới đến huy động các nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ trong nước, rồi mới đến vay ODA và từ các tay tài trợ nước ngoài.
“Việc đề xuất quy mô tổng thể và phương thức, lộ trình huy động, giải ngân các nguồn vốn cho từng năm đã được Chính phủ tính toán trên quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và cơ bản đáp ứng được yêu cầu”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 42% tổng số vốn của chương trình phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng trong năm 2022.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, năm 2022 sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 42% tổng số vốn của chương trình, phần còn lại sẽ thực hiện và giải ngân trong năm 2023.
Không cào bằng
Trước những lo ngại về việc chạy theo thành tích trong quá trình giải ngân, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết việc sử dụng thực hiện nguồn vốn trong gói phục hồi kinh tế phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là đối với chính sách tài khóa, ngoài ra phải đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ của chương trình.
“Phải vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ nhu cầu tăng trưởng, phát triển bền vững lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế, chính sách tập trung vào các ngành, lĩnh vực cần thiết trước mắt để đảm bảo nâng cao năng lực phòng…”, ông Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn cũng bảo đảm hài hòa giữa các vùng miền, tạo động lực mới cho phát triển, đảm bảo công bằng nhưng không cào bằng, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, ưu tiên ngành, lĩnh vực có tính lan tỏa. Nhìn chung, chính sách đã được chuẩn bị nghiêm túc, bảo đảm thiết thực, có hiệu quả đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Kiểm soát rủi ro và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm
Liên quan đến vấn đề kiểm soát rủi ro và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp để kiểm soát rủi ro có thể xảy ra, nhất là về áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022 và 2023.
Theo đó, Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có phản ứng, chính sách phù hợp để kiểm soát lạm phát, để nâng cao tính công khai, minh bạch và chống tiêu cực, tham nhũng, xin cho, lợi ích nhóm, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, nhất là trước, trong quá trình xây dựng công trình.
Trong quá trình giải ngân gói phục hồi kinh tế, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán nhà nước và yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù.
“Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán nhà nước và yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là các cơ chế chỉ định thầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm năng suất, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý”, ông Dũng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam