Sơn La: Lan tỏa sản xuất an toàn, hiệu quả ở Thuận Châu
Bắc Giang: Sức lan tỏa từ mô hình trồng nấm sạch / Sơn La: Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng cây ăn quả
Kết nối sản xuất
Thuận Châu có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất canh tác rộng trên 54.700 ha. Những năm qua, huyện đã tích cực đẩy mạnh xây dựng các mô hình trồng cây, từ các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm đến các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, rau an toàn…
Trong xu hướng phát triển chung, huyện chú trọng phát triển các mô hình theo hướng hiện đại, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật gắn với ATLĐ trong sản xuất, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Dựa trên những chủ trương của huyện cùng sự vào cuộc của các địa phương, Thuận Châu đang hình thành hàng loạt vùng chuyên canh, điển hình như vùng chuyên canh cây công nghiệp, vùng chuyên canh cây ăn quả, cây dược liệu và rau màu,…
Các xã vùng dọc Quốc lộ 6 hiện đang là vùng kinh tế chủ lực của huyện, tập trung sản xuất chuyên canh lúa, chè, cà phê, cây ăn quả…; các xã vùng cao tập trung phát triển các loại cây sơn tra, trồng rừng và phát triển chăn nuôi gia súc; các xã vùng sông Đà phát triển cây cao su, xoài và nuôi thủy sản.
Ông Trần Hữu Hùng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Không chỉ chú trong khoa học – kỹ thuật, đổi mới giống cây, con để nâng cao năng suất, giá trị nông sản, huyện đang tập trung tập huấn, nâng cao kiến thức, ý thức về sản xuất an toàn, ATLĐ, vệ sinh môi trường cho người dân trong quá trình sản xuất, đảm bảo hiệu quả bền vững”.
Đơn cử, trong quá trình phát triển mô hình trồng trọt, các hộ trồng cây bên cạnh được hỗ trợ máy móc, kỹ thuật, còn được tham gia các khóa tập huấn về điều khiển, vận hành máy móc, nông cụ an toàn, giảm thiểu khả năng tai nạn, bệnh nghề nghiệp…
Các mô hình điểm sẽ tiếp tục được huyện nhân rộng
Nhân rộng điển hình
Những bước đi đúng đắn đã giúp huyện Thuận Châu hình thành hàng loạt mô hình sản xuất tiêu biểu mang lại lợi ích kép về kinh tế, ATLĐ, môi trường như mô hình trồng cây của anh Hoàng Văn Thắng (xã Chiềng Pha) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, mô hình trồng 66 ha xoài của HTX bản Bon (xã Mường Khiêng)…
Tuy nhiên, điển hình bậc nhất phải kể đến HTX Nông nghiệp công nghệ cao Pha Đin (xã Mường É). HTX đang phát triển mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ, với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, mô trường và đặc biệt là ATLĐ cho thành viên.
Anh Trần Hải Sơn – Phó Giám đốc HTX, chia sẻ: “Trồng rau theo hướng hữu cơ giúp HTX nâng cao chất lượng, năng suất, giá bán, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo ATLĐ, nâng cao sức khỏe cho thành viên, người lao động”.
Để nhân rộng các điển hình sản xuất hiệu quả, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo, giám sát các mô hình đang hoạt động và đang trong quá trình hoàn thiện; chủ động đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; phát triển các vùng sản xuất gắn với thế mạnh của từng thôn, xã.
Huyện cũng tăng cường phối hợp với các địa phương triển khai chính sách khuyến khích sự tham gia liên kết của doanh nghiệp với HTX, người dân nhằm nâng cao sức sản xuất, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
“Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với ATLĐ, bảo vệ môi trường sẽ là phương hướng phát triển của huyện trong nhiều năm tới nhằm mở ra con đường phát triển bền vững, hiệu quả cho người nông dân”, ông Trần Hữu Hùng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Thuận Châu đang định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với ATLĐ