Sống khoẻ re nhờ trồng loài rau rừng lúc nào cũng xanh tốt
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Việt Nam sắp xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, giữ nguyên thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Tăng phí trước bạ với ôtô bán tải, gas tăng giá lần thứ 5
2 năm trở lại đây, chi hội Phụ nữ thôn 6C, xã Ia Hlađã đầu tư trồng rau rừng (hay còn gọi là rau bầu đất). Đây là loại cây dễ trồng, giàu chất dinh dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Được sự giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hla, chúng tôi đến tham quan mô hình trồng rau rừng của bà Vũ Thị Yên. Đang bận rộn với việc cắt rau mang giao cho khách, bà Yên hồ hởi cho biết: Cách đây 2 năm, con gái bà sống ở Đà Lạt thấy rau rừng rất được ưa chuộng, các nhà hàng lại thu mua với giá cao nên đã mua giống cho bà trồng thử nghiệm trên đất trồng hồ tiêu.
Bà Yên (bìa phải) giới thiệu mô hình trồng rau rừng.Ảnh: Lê Trang
“Tôi đã trồng thử 10 m2 rau rừng để ăn hàng ngày thì thấy rất ngon, lại giàu dinh dưỡng. Đây cũng là loại rau dễ trồng, ít sâu bệnh, thích hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương. Vì vậy, gia đình tôi đã nhân rộng diện tích trồng rau lên trên 1.000 m2”-bà Yên chia sẻ.
Rau rừng-rau bầu đất thường được trồng từ hom cành hoặc thân. Hom được lấy từ thân cây mẹ 3 tháng tuổi trở lên. Sau khi trồng khoảng 15 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà đã hoai mục.
|
Cũng theo bà Yên, rau rừng có thể thu hoạch quanh năm, trung bình khoảng 6-8 đợt/năm, thời gian thu hoạch từ 8 tháng đến 1 năm, sau đó phá bỏ để trồng lại. Loại rau này vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, lúc nào cũng xanh tốt,do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật.
“Để đảm bảo cho cây phát triển tốt cả 2 mùa nắng mưa, trước khi trồng, gia đình tôi đã che lưới xung quanh, làm đất phơi ải 12-15 ngày, cùng với đó là lắp đặt hệ thống béc phun. Nhờ vậy, diện tích rau rừng của gia đình phát triển tốt, cho năng suất cao, được thương lái đến tận vườn thu mua. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, tôi còn cung ứng rau cho thị trường Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh. Với 1.000 m2, mỗi đợt thu hoạch được 4-5 tạ, giá bán 25.000-30.000 đồng/kg, gia đình tôi đã có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng”-bà Yên nói.
Thấy mô hình trồng rau rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hội viên, phụ nữ thôn 6C cũng đang triển khai trồng rau rừng trên diện tích hồ tiêu bị chết. Chị Trần Thị Kiềm (cùng thôn) cho biết: “Rau rừng rất dễ trồng, không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rất an toàn cho sức khỏe. Tôi mới trồng 4 tháng trên diện tích 100 m2 mà đã cho thu hoạch 1 tạ/tháng. Thu hoạch đến đâu có người thu mua đến đó. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích”.
Bà Lê Thị Ân-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Hla-cho biết: So với các loại cây trồng khác, rau rừng có giá và đầu ra ổn định. Hiện nay, thôn 6C có 10 hộ trồng loại rau này. Thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng rau sạch cho hội viên, phụ nữ nhằm giúp chị em nắm vững kỹ thuật canh tác, không sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, hướng dẫn hội viên phụ nữ thành lập các tổ liên kết sản xuất cây rau rừng để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm cũng như liên kết xây dựng thương hiệu rau rừng sạch.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines