Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
EVN công bố giá điện bình quân tuần 3 tháng 3 / Xuất khẩu điện thoại mang về nhiều tiền nhất cho Việt Nam
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nêu rõ: cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 đến 195 triệu tấn dầu quy đổi; Tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 đến 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỉ kWh; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030, 20 -30% vào năm 2045...
Xét về nguồn vốn đầu tư, từ nay đến năm 2030, ngành điện cần 148 tỷ USD. Ông Ousmane Dione, nguyên Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho rằng, tài chính từ khu vực công và nguồn vốn ODA sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn của ngành điện. Bởi vậy, Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ được xem là điểm tích cực minh chứng cho sức hút của thị trường năng lượng tại Việt Nam.
Công trình Dự án Điện khí Punjab 1263MW.
Được thành lập vào năm 1978, năm 2012 CMEC được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKG: 1829) là một công ty thành viên chủ chốt của Tập đoàn Sinomach (top 500 công ty hàng đầu thế giới); với doanh thu khoảng 5 tỉ USD mỗi năm, CMEC chuyên về đầu tư và tổng thầu các dự án công nghiệp nói chung và các dự án năng lượng nói riêng: Nhiệt điện khí, Nhiệt điện than, Năng lượng tái tạo, Điện rác, Điện sinh khối….cùng các dự án hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, thương mại, triển lãm quốc tế...
Với định hướng hoạt động chủ yếu tại thị trường quốc tế, CMEC là đối tác chiến lược của rất nhiều chủ đầu tư, hãng sản xuất, nhà thầu quốc tế uy tín (như: GE, Siemens, B&V...) và các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn (BOC, ICBC, CCB, Standard Chartered, Credit Agricole...). Tháng 07.2013 CMEC và GE đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện”, trong khuôn khổ của Thỏa thuận này, hai bên đã hợp tác đấu thầu và thực hiện thành công hàng loạt dự án trên toàn thế giới. Với Siemens, Dự án Điện khí Punjab 1263MW - Jhang Pakistan do CMEC làm tổng thầu và hỗ trợ thu xếp vốn dự kiến hoàn thành trong năm 2021, dự án sử dụng tổ máy cấp H hiệu suất cao của Siemens.
"Nhà máy Nhiệt điện khí Berezovskaya 427MW tại Belarus do CMEC làm Tổng thầu".
Hiện diện tại Việt Nam, theo xu hướng chung của ngành năng lượng thế giới, cũng như chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam, CMEC mong muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xây dựng các dự án nguồn có hiệu suất cao, thân thiện với môi trường, nhất là các dự án năng lượng sạch với các hình thức hợp tác, đầu tư đa dạng, linh hoạt, phát huy ưu thế nguồn vốn và kinh nghiệm của CMEC, phù hợp với chính sách của Việt Nam, góp phần giải quyết nhu cầu về điện năng tăng cao của Việt Nam trong những năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025