Sức mua giảm, nhiều mặt hàng xuất khẩu gặp khó
Nhiều giải pháp ổn định nguồn cung điện / Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục trong 8 tháng
Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tích cực hơn tháng trước, chỉ số công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng 4 tháng liên tiếp so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu trong 6 tháng gần đây, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam, trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm, cao hơn so với mức so với mức 48,7 điểm ghi nhận trong tháng 7.
Số liệu này cho cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động xuất khẩu và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại...
Do vậy, sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tích cực hơn tháng trước, IIP ước tính tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng 4 tháng liên tiếp so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất trong tháng 8/2023 đã tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm.
Tuy nhiên, tính chung 8 tháng, IIP toàn ngành ước giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 9,2%)
Theo Bộ Công Thương, sự suy giảm của sản xuất công nghiệp và trong 8 tháng qua là do các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm.
Trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.
Giá hàng hoá xuất khẩu có xu hướng giảm trong 8 tháng năm 2023, trong đó giá một số mặt hàng công nghiệp chế biến giảm mạnh như phân bón các loại giảm 35,4%, sắt thép các loại giảm 24,8%, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,1%.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng…
Mặc dù IIP toàn ngành 8 tháng giảm nhưng lũy kế tháng so với cùng kỳ năm trước nhưng mức suy giảm trong sản xuất công nghiệp có xu hướng ngày càng thu hẹp.
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,8%; ngành khai khoáng giảm 2,5%.
Phân theo địa phương, IIP trong 8 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 1/8 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,9% so với cùng thời điểm năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông