Tác động bởi Covid-19: Hàng loạt cửa hàng, hàng quán tại TP.HCM đóng cửa, sang nhượng vì vắng khách
Bộ Nông nghiệp tăng cường giải pháp chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản / Đắk Lắk: Kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi và đảm bảo các tiêu chí an toàn mùa Covid-19
Theo ghi nhận của Doanh nghiệp Việt Nam, thời gian gần đây, lượng khách đến các trung tâm thương mại, siêu thị giảm từ khoảng 40-50% so với thời điếm dịch bệnh chưa xảy ra. Lượng khách đến các cửa hàng ăn uống cũng giảm khoảng từ 20-30% vào ngày thường, trong khi cuối tuần giảm đến khoảng 50%.
Cụ thể, tại đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận, TP.HCM) nơi mà lâu nay được xem là phố ẩm thực sôi động ở khu vực trung tâm thành phố với nhiều thương hiệu lớn, nổi tiếng nay lâm vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu. Hàng loạt cửa hàng, mặt bằng, quán sá đóng cửa, sang tiệm, cho thuê lại… Thậm chí, có những cửa hàng chỉ mới khai trương vài tháng chưa kịp thu hồi vốn nay cũng phải đóng cửa vì càng bán càng lỗ.
Kinh doanh ế ẩm, nhiều cửa hàng kinh doanh tạm thời đóng cửa.
Chị Hằng - chủ quán ăn bún bò Huế trên đường Phan Xích Long cho biết, quán đã mở được 3 năm nay, có lượng khách quen ổn định nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách hàng hạn chế đến nơi tập trung đông người nên lượng khách giảm đáng kể.
Theo chị Hằng, lượng khách quá ít, không thể bù các chi phí phát sinh nên quán ăn đành tạm đóng cửa, tiếp tục theo dõi dịch bệnh rồi tính tiếp. “Sau khi dịch bùng phát thì quán ăn hầu như không có khách đến, doanh thu giảm đi một nửa so với những tháng khách. Nếu tiếp tục đà kinh doanh như tháng 2, quán ăn sẽ trả lại mặt bằng cho chủ nhà”, chị Hằng cho biết.
Tương tự, tại quán cà phê Coco Terra nằm trên đường Trương Vĩnh Ký (Quận Tân Phú) cũng đóng cửa, trả mặt bằng dù mới khai trương vào tháng 6/2019. Cạnh đó, nhà hàng hải sản Đất Việt dù mới khai trương vào tháng 3/2019 cũng treo biển ngừng hoạt động và cho thuê mặt bằng.
Chúng tôi gọi đến số điện thoại dán trước nhà hàng hải sản Đất Việt, người rao cho thuê chào mời: “Do tôi chuyển loại hình kinh doanh và rất cần vốn nên muốn cho thuê lại mặt bằng này với giá 90 triệu đồng/tháng (diện tích 260 m2). Nếu anh cọc 3 tháng tôi giảm ngay 15% giá thuê mặt bằng tháng đầu”.
Tại khu vực quận 1, chúng tôi khảo ghi nhận tại con đường Trần Quang Khải cũng diễn ra tình trạng tương tự. Con đường sầm uất này chưa bao giờ lâm vào cảnh mặt bằng phải rao cho thuê lại nhiều như vậy. Có những đoạn treo bảng cho thuê liên tiếp cả chục mặt bằng. Trong khi khu vực này trước đây người thuê rất khó tìm được một mặt bằng trống. Giá thuê mặt bằng đường này trước đây có diện tích khoảng 100m2, luôn vượt 100 triệu đồng thì nay chỉ còn khoảng 80 triệu đồng/tháng, vẫn không có người thuê.
Nhà hàng Tư Trì tại quận Tân Phú phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh - chủ quán trà sữa trên đường Trần Quang Khải cho rằng, chị thuê mặt bằng này được ba tháng với diện tích gần 60m2 với giá gần 35 triệu đồng/tháng, bỏ hơn 200 triệu để trang trí sửa sang lại. Giờ không ngờ tình hình ra nông nỗi này, càng bán càng lỗ, không bán thì “chết”, sang mặt bằng thì không ai thuê. Chị đã xin chủ nhà giảm giá thuê nhưng chủ nhà còn đang suy nghĩ.
Nhận biết trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình nên chị Linh đã chuyển hướng sang bán hàng online. “Dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa hàng sẽ chuyển hướng sang kinh doanh online, bán hàng trên Facebook, Instagram và gọi shipper để đưa hàng cho khách. Cửa hàng cũng tiến hành các biện pháp vệ sinh trước khi gói hàng và giao đến tay người nhận để đảm bảo độ an toàn trong thời điểm có dịch tại TP.HCM”, chị Linh trao đổi.
Còn chị Đỗ Thị Thanh Trúc, chủ một cơ sở mầm non trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Tân Bình) cũng đang mong ngóng từng ngày dịch đi qua để học sinh đi học trở lại. Kể từ khi Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên và học sinh cả nước tiếp tục tục nghỉ học do ngại dịch, cơ sở mầm non của chị Trúc không có khoản thu nào nhưng mỗi tháng phải tốn chi phí gần 50 triệu đồng.
“Đây là tình trạng chung rồi, với những cơ sở mà có vài trường thì ảnh hưởng càng lớn. Trước tình trạng dịch bệnh thì nhiều giáo viên mầm non ở xa cũng đã xin về quê, khi nào hết dịch họ mới trở lại thành phố để dậy học. Nguồn thu không có nhưng tiền thuê mặt bằng, tiền đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương hỗ trợ giáo viên, chi phí phòng, chống dịch… vẫn phải có”, chị Trúc cho hay.
Liên quan đến tình hình chống dịch Covid-19, mới đây đại diện UBND TP.HCM - Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm đã kí công văn khẩn gửi các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện yêu cầu tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu kể từ 18h ngày 15/3 đến hết ngày 31/3/2020. Nhiều người nhận định, việc tạm ngưng các hoạt động kinh doanh để chống dịch vào thời điểm này là hết sức hợp lý, tuy nhiên nếu việc tạm ngừng hoạt động tuy chỉ là tạm thời nhưng nhữndoanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng ngay tức khắc.
Kinh doanh ế ẩm, hàng ngàn tiểu thương xin giảm thuế
Mới đây,hàng ngàn hộ kinh doanh tại chợ An Đông (quận 5, TP.HCM) vừa ký đơn gửi UBND quận 5, Chi cục Thuế quận 5, Công an quận 5, Ban quản lý chợ An Đông... xin giảm thuế vì doanh thu sụt giảm trầm trọng do dịch Covid-19.
Trong đơn, các tiểu thương xin các cấp lãnh đạo quận 5 xem xét giảm 50% thuế hàng tháng trong thời gian 3 - 6 tháng (bắt đầu tính từ tháng 2/2020) cho toàn bộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ.
Các hộ kinh doanh tại đây cho biết, do dịch Covid-19 người dân không dám tập trung vào những nơi đông người, không đến chợ mua hàng, điều này đã khiến nguồn thu của các hộ tiểu thương giảm đáng kể.
Một số hình ảnh ghi nhận tình hình kinh doanh của các cửa hàng, hàng quán bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19:
Nhà hàng Hàn Quốc đã phải đóng cửa và được treo bản cho thuê nhà.
Cửa hàng kinh doanh trên con đường Trần Quang Khải (quận 1) phải đóng cửa và cho thuê nhà vì dịch Covid-19.
Hàng loạt cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Nhiều quán cà phê ở vị trí đẹp cũng phải tạm dừng hoạt động.
Nhiều chủ kinh doanh cho biết, nếu mở cửa cũng có khách nhưng vì đảm bảo an toàn trong mua dịch nên tạm thời đóng cửa.
Nhiều cửa hàng buộc phải tạm dừng kinh doanh, cho thuê lại mặt bằng vì doanh thu không đủ chi trả tiền nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024