Đẩy mạnh cải cách thuế phù hợp thông lệ quốc tế
Mở rộng ứng dụng nộp thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động eTax Mobile / Giải quyết hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản: Thực hiện nghiêm "tiền phòng, hậu kiểm"
Thành viên SGATAR bao gồm các cơ quan quản lý thuế của 18 nước/vùng lãnh thổ gồm: Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Macao, Mông Cổ, Papua New Guinea, Campuchia và Lào.
Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR là hội nghị dành cho cấp lãnh đạo cao nhất của các cơ quan quản lý thuế thuộc thành viên khối SGATAR.
Hội nghị SGATAR 51 tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong quản lý thuế của SGATAR và cập nhật, trao đổi những kinh nghiệm phát triển thuế quốc tế.
Trong đó, nội dung cải cách thuế được hầu hết các quốc gia nhận định là một trong những chính sách khó khăn và mang tính chính trị cao nhất trong quá trình thực hiện đối với chính phủ các nước, đặc biệt khi mục tiêu của cải cách mở rộng cơ sở thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, hai năm qua là thời gian hết sức khó khăn và thách thức với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19, ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Để triển khai những chính sách phù hợp, thích ứng linh hoạt với tình hình mới, nhằm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19, đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan thuế của Việt Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tập trung thực hiện cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.
“Bên cạnh việc tiếp tục cung cấp dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đạt trên 99% đối với doanh nghiệp, thời gian qua, cơ quan thuế của Việt Nam tiếp tục thực hiện điện tử hóa tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế; rà soát, cắt giảm số thủ tục hành chính thuế, từ 304 thủ tục (năm 2020) xuống còn 234 thủ tục năm 2022 (giảm 60 thủ tục)”, ông Tuấn nói.
Cùng với đó là triển khai thành công hóa đơn điện tử trên toàn quốc, đưa vào vận hành ứng dụng Etax Mobile, vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam đăng ký, kê khai, nộp thuế .
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế nên số thu ngân sách của cơ quan thuế Việt Nam vẫn duy trì ổn định và có sự tăng trưởng nhất định.
Mặc dù chịu sự tác động của COVID-19 nhưng cơ quan thuế Việt Nam vẫncó sự tăng trưởng nhất định.
Cụ thể, số thu năm 2020 tăng 1,4% so với năm 2019; số thu năm 2021 tăng 3,6 % so với năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2022, khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế đạt được sự phục hồi và tăng trưởng, số thu ngân sách cũng đạt mức tăng mạnh, lên đến 21,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đã hoàn thành xây dựng “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế Việt Nam đến năm 2030” và đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt (Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030).
“Với chiến lược quan trọng này, ngành thuế Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, số hóa toàn diện công tác quản lý thuế tinh gọn, hiệu quả. Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp. Từ đó hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam”, ông Tuấn nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo