Thanh khoản tại HNX có xu hướng giảm trong tháng 7
Xử phạt người phụ trách quản trị CTCP Tập đoàn Thiên Quang Trần Thị Chúc Quỳnh do giao dịch "chui" cổ phiếu ITQ / Chấm điểm cổ phiếu VNM dựa trên 5 nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett
Theo đó, sau khi thị trường ghi nhận phiên giao dịch có chỉ số thấp nhất tháng là 271,86 điểm vào ngày 7/7 thì sau đó là chuỗi các phiên giao dịch tăng điểm của HNX Index, phiên cuối cùng của tháng 7/2022 chỉ số HNX Index đạt 288,61 điểm (tăng 3,93% so với tháng 6/2022).
Các chỉ số ngành đều tăng điểm so với cuối tháng trước. Ngànhxây dựng có mức tăng điểm nhiều nhất, tăng 39,78 điểm (11,1%) đạt 398,31 điểm, ngành tài chính tăng 22,90 điểm(3,51%) đạt 675,72 điểm và ngành công nghiệp tăng 0,46 điểm (0,17%) đạt 277,40 điểm.
Các chỉ số quy mô cũng đều tăng điểm, chỉ số Large Cap dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn tăng 13,83 điểm (4,69%) đạt 308,69 điểm, chỉ số Mid/Small Cap dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 16,42 điểm (1,96%) đạt 856,25 điểm tại thời điểm cuối tháng 7/2022.
Tuy nhiên thanh khoản trên thị trường trong tháng 7/2022 lại giảm so với tháng trước.
Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có diễn biến giao dịch biến động khá mạnh trong tháng 7/2022.
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 1,3 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt hơn 65 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch đạt hơn 1.286 tỷ đồng/phiên, giảm 17% về KLGD và 28% về giá trị giao dịch so với tháng trước.
Giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30trong tháng 7/2022 giảm 27,6% so với tháng trước, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn827 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn19,86 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,39% khối lượng giao dịch và 73,50% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Về giá giao dịch của các cổ phiếu, tăng giá mạnh nhất là mã chứng khoán CLM của Công ty cổ phần (CTCP) Xuất nhập khẩu than –Vinacomin với mức tăng 179,06% (tương đương 57.300đ/cp) đạt 89.300 đồng/cp, đứng thứ 2 là cổ phiếu TTT của CTCP Du lịch - Thương mại Tây Ninh với mức tăng 59,53% (tương ứng 25.600 đồng/cp) đạt 25.600 đồng/cp.
Tiếp sau đó là cổ phiếu SGD của CTCP Sách giáo dục tại TP Hồ Chí Minh có mức tăng 46,10% (tương ứng 7.100 đồng/cp) đạt 22.500 đồng/cp; tiếp đến là cổ phiếu CMS của CTCP Tập đoàn CMH Việt Nam có mức tăng 41% (tương ứng 4.100 đồng/cp) đạt 14.100 đồng/cp.
Về thị phần giao dịch, trong tháng 7/2022, cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất mang mã chứng khoán SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội dẫn đầu với thị phần chiếm 15,28% khối lượng giao dịch toàn thị trường, tương đương hơn 224 triệu cổ phiếu được giao dịch. Tiếp theo là cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với thị phần 8,95% tương đương hơn 131,7 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Về đối tượng nhà đầu tư tham gia thị trường, trong tháng 7/2022, NĐTNN bán ròng hơn 145,6 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch mua vào đạt hơn 129,7 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt hơn 275,4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 1,47% toàn thị trường).
Trong tháng 7, thị trường niêm yết tại HNX đón nhận thêm 2 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu với giá trị niêm yết tính theo mệnh giá là hơn 565 tỷ đồng, nâng quy mô thị trường lên 341 doanh nghiệp với giá trị niêm yết đạt hơn 140 nghìn tỷ đồng.
Giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/7/2022 đạt 329,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối tháng 6/2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo