Tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 5.600 tỷ đồng / Hết quý II, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn gần 7.425 tỷ đồng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá nêu rõ, công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 chịu nhiều thách thức do những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều đan xen từ bối cảnh thế giới và khu vực.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Kết quả này thể hiện công tác điều hành giá sát, đúng với tình hình thực tế và đạt mục tiêu đề ra.
Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 quyết nghị tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong đó giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và CPI bình quân từ 4,0-4,5%.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội đề ra, công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2024 cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, dự báo sát tình hình thực tế. Thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, các bộ ngành tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, khắc phục những tồn tại, hạn chế để triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá kịp thời, hiệu quả.
Trước mắt, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá cả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Chuẩn bị tốt phương án điều chính giá các mặt hàng Nhà nước định giá.
Các bộ ngành phải chủ động hơn nữa, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu. Chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách.
Phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI để từ đó thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý theo thẩm quyền. Hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam