Thị trường

Tăng kịch khung thuế môi trường từ 2019, giá xăng sẽ ra sao?

Từ ngày 01/01/2019 sắp tới, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng được đẩy lên mức kịch khung là 4.000 đồng/lít.

35,46 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 / 3 tỉnh Tây Nguyên triển khai ứng dụng Grab taxi

Mỗi lít xăng “cõng” thêm 1.000 đồng tiền thuế

Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, xăng là một trong những đối tượng thuộc diện phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Khung thuế đối với mặt hàng này được ấn định từ 1.000 đồng/lít - 4.000 đồng/lít.

Trước đây, tại Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng chỉ ở mức thấp nhất là 1.000 đồng/lít. Sau đó, vào năm 2015, theo Nghị quyết 888a/2015/UBTVQH13, mức thuế này được đẩy lên 3.000 đồng/lít và giữ ổn định cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2019, Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 sẽ chính thức có hiệu lực. Như vậy, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sẽ tăng ở mức kịch khung theo quy định của Quốc hội tại Luật Thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít – tăng 1.000 đồng/lít so với hiện nay.

Không chỉ xăng, các nhiên liệu khác như dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn cũng tăng thuế bảo vệ môi trường lên 2.000 đồng/lít - mức tối đa trong khung thuế do Quốc hội quy định.

giá xăng 2019

Thuế bảo vệ môi trường tác động trực tiếp đến giá xăng 2019 (Ảnh minh họa)

Giá xăng năm 2019 sẽ thay đổi như thế nào?

Một thông tin gây nhiều bất ngờ là trong thời gian vừa qua, giá xăng đã có đến 05 lần giảm giá liên tiếp. Tổng cộng, mỗi lít xăng E5RON92 giảm gần 4.000 đồng và xăng RON95 giảm gần 4.200 đồng sau 05 lần điều chỉnh.

Thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng mừng rỡ, nhưng trên thực tế, niềm vui này có thể sẽ không kéo dài lâu bởi chỉ trong một vài ngày nữa - khi quy định tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng có hiệu lực - giá xăng sẽ tăng theo.

Sự lo lắng này hoàn toàn có căn cứ, bởi theo khoản 9, Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, một trong các yếu tố để xác định giá cơ sở của xăng dầu là thuế bảo vệ môi trường, bên cạnh các loại thuế khác như Thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế giá trị gia tăng… Trong khi đó, giá cơ sở là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Như vậy, khi thuế bảo vệ môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít thì giá xăng cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng. Theo tính toán của các chuyên gia, giá xăng sẽ tăng gần 5%.

 

Đáng chú ý, khi giá xăng tăng, giá các hàng hóa, dịch vụ cũng được cho là sẽ tăng theo. Bởi xăng, dầu lâu nay vốn dĩ là nguyên liệu đầu vào của sản xuất…



Theo LuatVietnam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm