Thị trường

Tham tán Nông nghiệp Hà Lan: Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới

DNVN - Theo ông Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay, được xem là "Quốc bảo" của Việt Nam. Do vậy, việc đầu tư phát triển thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo là rất cần thiết.

Kon Tum: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm / Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum kết nối với doanh nghiệp qua kênh Zalo

Ngày 29/11, Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương trụ sở Sâm Việt Nam tại số 740 Phạm Văn Đồng, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Ông Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đã đến dự và cắt băng khai trương.

ông Nguyễn Tuấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam phát biểu tại buổi lễ khai trương trụ sở công ty.

Theo ông Nguyễn Tuấn Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Sâm Việt Nam, được thành lập và phát triển ngay tại “thánh địa linh thiêng” trồng Sâm Ngọc Linh - Kon Tum, với phương châm “Phụng sự cộng đồng bằng cả trái tim”, doanh nghiệp đang nỗ lực hằng ngày để hoàn thiện và giữ gìn sự tin yêu của khách hàng.

Ngoài ra, với trách nhiệm cộng đồng và xã hội, trách nhiệm người con núi rừng Tây Nguyên, công ty còn tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Ngọc Linh, giúp cho đồng bào cải thiện được đời sống. Đồng thời, xây dựng các chương trình thiện nguyện để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

“Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty Sâm Việt Nam không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm với sự tư vấn chuyển giao công nghệ của các chuyên gia đầu ngành, cùng quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, giúp cho Sâm Việt Nam luôn là sản phẩm tốt nhất, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng. Sâm Việt Nam mong muốn phát triển thương hiệu trở thành sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Nguyễn Tuấn Vũ chia sẻ.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tấn Liêm – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, Sâm Ngọc Linh được biết đến là loại sâm quý được tìm thấy tại Trung Trung bộ. Mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh (thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).

 

Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo các kết quả nghiên cứu, Sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất Saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 26 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Có thể khẳng định sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, tốt nhất so với các loại sâm hiện nay trên thế giới.

“Do tính đặc hữu và giá trị kinh tế to lớn, là thảo dược cao quý và có tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người, nên hiện nay Sâm Ngọc Linh đã được tỉnh Kon Tum xác định là một trong những sản phẩm chủ lực cần được bảo tồn và phát triển”, ông Nguyễn Tấn Liêm cho biết thêm.

Ông Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đánh giá cao Sâm Ngọc Linh.

Ông Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đánh giá cao tiềm năng phát triển Sâm Ngọc Linh.

Là khách mời trong lễ khai trương trụ sở Sâm Việt Nam, đại diện cho Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan tại Việt Nam, quốc gia có nền nông nghiệp xanh, có hơn 10 sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao xuất khẩu đứng đầu thế giới, ông Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp, cho rằng, Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) là một trong những loại sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, tốt nhất so với các loại sâm hiện nay trên thế giới. Đã được Thủ tướng phê duyệt là sản phẩm quốc gia, là "Quốc bảo" của Việt Nam. Do vậy, phát triển thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần xóa đói giảm nghèo là rất quan trọng.

 

Theo ông Willem Schoustra, một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng thành công thương hiệu Sâm Việt Nam cùng với việc xây dựng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ sâm tạo nên sản phẩm đặc hữu của quốc gia, góp phần phát triển ngành dược và kinh tế xã hội của đất nước.

“Vùng nguyên liệu cần đáp ứng khi hội nhập là rất lớn. Nên việc đầu tư và phát triển vùng trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường là rất cần thiết. Phương pháp nuôi cấy mô mà Công ty Sâm Việt Nam đã và đang làm cũng nên chú trọng và đầu tư. Bởi phương pháp này sẽ giúp cho việc phát triển nguồn giống nhanh hơn và chuẩn nguồn gen Sâm Việt Nam, Sâm Ngọc Linh”, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, lưu ý.

Khách mời tham quan khu trưng bày sản phẩm của Công ty Sâm Việt Nam.

Khách mời tham quan khu trưng bày sản phẩm của Công ty Sâm Việt Nam.

Công ty Sâm Việt Nam hiện đang sở hữu vườn sâm gốc với hơn 10ha, tại Ngọc Lây và Mường Hoong, tỉnh Kon Tum. Khu nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm có tổng diện tích 1.700 m2, tại thị trấn Măng Đen, được liên kết trực tiếp với Viện Sinh học TP Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh.

 

Bên cạnh đó, Công ty Sâm Việt Nam còn xây dựng vùng dược liệu với 37ha, để chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý của Kon Tum, như: Giảo cổ lam, Tử diệp thảo, Đương quy, Hồng đẳng sâm, Trà dây, Sa nhân, Ba kích tím... Ngoài ra, công ty còn liên kết với các hộ dân là người đồng bào gốc bản địa đã trải qua nhiều thế hệ trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm sâm quý hiếm.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm