Thanh Hoá: Nông dân thu hàng trăm triệu nhờ trồng rau quả hữu cơ
Việt Nam cần làm gì để 'đón sóng' dịch chuyển chuỗi cung ứng? / EVFTA: Sức ép cạnh tranh với DN tại thị trường trong nước và EU
Với việc đầu tư 1.600m2 diện tích nhà màng sản xuất rau, quả của HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) ứng dụng phương pháp sản xuất hữu cơ, như: Ủ phân hữu cơ từ các chế phẩm sinh học, tạo hàng rào thực vật xua đuổi côn trùng xung quanh nhà màng...
Sản xuất hữu cơ bảo vệ môi trường
Để phát triển mô hình sản xuất hữu cơ, HTX còn hợp tác và chuyển giao công nghệ với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, áp dụng các phương thức sản xuất hữu cơ giúp hạn chế được sâu bệnh, cải tạo đất đai, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Thông qua các vụ sản xuất dưa vàng bằng phương pháp hữu cơ, mô hình không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho HTX, quan trọng hơn là nó đã tạo sự chuyển biến tích cực về phương pháp sản xuất mới cho người dân trong vùng.
Ông Phạm Văn Kiên, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kiên Thọ cho biết: Đến nay, qua các vụ sản xuất, mô hình trồng dưa vàng đã mang lại hiệu quả cao hơn các loại cây trồng khác. Đây là hướng đi nhằm hướng tới sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Không những thế, sản xuất theo phương pháp hữu cơ còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, mang lại lợi ích cao hơn cho người sản xuất và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện HTX đang tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 1.000 m2 nhà màng để áp dụng sản xuất hữu cơ các loại rau, quả an toàn.
Giúp nông dân thu nhập trăm triệu mỗi năm
HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ được thành lập đầu năm 2018, với 23 thành viên, đều là những thanh niên trẻ, có tâm huyết trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ đã giúp thành viên tăng thu nhập (Ảnh: TL)
Sau khi thành lập, HTX chú trọng phát triển các mô hình nông nghiệp mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời kết nối với các HTX, doanh nghiệp, hình thành chuỗi cung cấp dịch vụ và bao tiêu sản phẩm cho thành viên, như: trồng dưa công nghệ cao trong nhà màng, phát triển trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung…
Ngoài ra, HTX còn thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp khác cho người dân trên địa bàn.
Anh Lương Văn Tưởng, thành viên của HTX Kiên Thọ, cho biết, HTX đã giúp anh giảm một phần chi phí trong việc chăm sóc vườn cam của mình. Các loại vật tư nông nghiệp được HTX cung ứng luôn đảm bảo chất lượng, giá rẻ hơn so với bên ngoài và có thể trả chậm sau vụ thu hoạch. Năm 2019, chỉ với 0,5 ha cam đường canh, anh Tưởng đã thu về hơn 400 triệu đồng.
HTX dịch vụ nông nghiệp xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đã từng bước khẳng định vai trò trong tổ chức sản xuất, chú trọng phát triển các mô hình mới, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, giúp các thành viên nâng cao thu nhập.
Hiện nay, 23 thành viên trong HTX đều có những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Mô hình của các thành viên là những nhân tố quan trọng để HTX Kiên Thọ tiếp tục nhân rộng, giúp người dân trên địa bàn nâng cao giá trị sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Sản xuất dưa vàng bằng phương pháp hữu cơ (Ảnh: TL)