Thành viên của tổ hợp tác có thể là pháp nhân
Theo đó, tổ hợp tác do từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng góp tài sản, công sức để làm những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm.
(Hiện hành theo quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 03 cá nhân trở lên, không có đối tượng pháp nhân như quy định mới).
Tổ chức trở thành thành viên tổ hợp tác khi đáp ứng các điều kiện sau: Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác; Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác; Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác; Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tiềm năng nào để Cà Mau đặt ra mục tiêu tăng trưởng 8,5% năm 2025?
Thuế quan, áp lực lạm phát đang 'dẫn dắt' diễn biến của thị trường vàng toàn cầu
Tỷ giá ngày 16/7.2025: USD tăng nhẹ, NDT giảm
Giá heo hơi ngày 16/7/2025: Tiếp tục giảm tại miền Bắc và miền Trung
Giá nông sản ngày 16/7/2025: Cà phê bật tăng mạnh mẽ

Tài chính xanh vẫn gặp rào cản là khuôn khổ pháp lý