Thị trường

Thay đổi để giữ thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường lớn của các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều thay đổi từ giữa năm 2018 đến nay, điểm đến này đã trở nên khá khó tính. Để có thể tiếp tục đưa được sản phẩm sang đó, bắt buộc các doanh nghiệp phải thay đổi.

Cần nắm rõ những quy định mới

Theo thông tin từ Bộ Công thương, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Với dân số hơn 1,4 tỷ người, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản của Trung Quốc là rất lớn và đa dạng.

8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông, thủy sản cả nước ước đạt 16,6 tỷ USD, giảm 7,2% so cùng kỳ. Trong đó, thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại.

Thực tế, từ khoảng giữa năm 2018 đến nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tăng cường thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động, thực vật và chất lượng hàng hóa nông, thủy sản nhập khẩu. Điều này đã tác động đến tiến độ xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tại đây. Hiện vẫn còn không ít doanh nghiệp trong nước chưa cập nhật hoặc chưa thực sự quan tâm, thay đổi cách thức tiếp cận thị trường phù hợp với các quy định và xu thế phát triển của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần nắm rõ những quy định mới từ phía Trung Quốc để có điều chỉnh phù hợp - Ảnh: LHV

ThS Vũ Thị Hải Yến, Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết, hiện nay nông sản Việt Nam đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức về quy định kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; trong đó, trước mắt chính là các quy định về TBS, SPS và yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy định xuất xứ. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý thương mại biên mậu bằng các quy định về kiểm dịch, bao gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp... hạn chế một lượng tương đối nông sản Việt Nam vào thị trường này. Đó là chưa kể, trong hoạt động song phương, doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chủ động về chiến lược, kế hoạch, hướng đi bền vững lâu dài đối với thị trường Trung Quốc, chủ quan trong việc thực hiện các chính sách theo thông báo của Trung Quốc dẫn đến bị động và thích ứng chậm với sự thay đổi của thị trường.

Powered by

Theo An An/Thủy sản Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo