Thấy gì từ mức giá chào sàn của các ngân hàng mới niêm yết?
8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để đầu tư được Thủ tướng đồng ý lựa chọn / Từ 1/1/2021, người dân được xây nhà trên đất quy hoạch "treo"
0Theo Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, hết năm 2020, tất cả các ngân hàng thương mại phải đưa cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.
Đây chính là lý do khiến các nhà băng hối hả chào sàn trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong những ngày gần cuối cùng của năm 2020 này.
Ồ ạt lên sàn
Còn nhớ, hồi đầu năm 2020 dịch Covid-19 bất ngờ ập đến đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, trong đó có cả kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán vốn đã được chuẩn bị kỹ và được kỳ vọng từ nhiều năm.
Hơn nửa đầu năm 2020, không có một ngân hàng nào niêm yết, những tưởng năm nay sẽ tiếp tục là một năm "lỗi hẹn" của cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, những tháng cuối năm lại bất ngờ chứng kiến cuộc đổ bộ rầm rộ của các nhà băng trên sàn chứng khoán. Theo thống kê, đã có đến 9 ngân hàng lên sàn/chuyển sàn thành công.
Các ngân hàng đều tỏ ra khá trọng với mức giá chào sàn. |
Ngày 23/12, gần 1,18 tỷ cổ phiếu MSB đã chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên HoSE với giá tham chiếu 15.000 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hoá là 17.625 tỷ đồng. Đây là ngân hàng niêm yết mới đầu tiên trên HoSE trong năm 2020 bên cạnh một số trường hợp chuyển sàn.
Tại ngày 30/9, tổng thu nhập hoạt động 4 Quý gần nhất của MSB đạt 6.021 tỷ đồng và lãi sau thuế là 1.504 tỷ đồng, tương đương thu nhập trên một cổ phiếu phổ thông (EPS) là 1.399 đồng/cp. Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu MSB tại thời điểm này là 15.042 đồng/cp.
Cũng đưa ra mức giá chào sàn là 15.000 đồng/cp, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) sẽ chính thức lên sàn UPCoM từ ngày 24/12/2020 với mã cổ phiếu PGB. Số lượng cổ phiếu PGB đăng ký niêm yết là 300 triệu đơn vị.
Một ngân hàng khác sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM trong những ngày cuối tháng 12 tới đây là Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với mã cổ phiếu ABB. Theo đó, hơn 571 triệu cổ phiếu ABB sẽ chào sàn UPCoM vào ngày 28/12/2020 với giá tham chiếu là 15.000 đồng/cp.
Tại phiên họp thường niên 2020, ABBank được cổ đông thông qua niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Trong trường hợp chưa thể lên HoSE, ngân hàng sẽ hoàn thành đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu tại VSD và thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Hồi tháng 10 vừa qua, Saigonbank và Nam A Bank đã đăng ký giao dịch thành công trên UPCoM. Trước đó, HoSE cũng cho biết liên tục chấp thuận hồ sơ niêm yết cho loạt ngân hàng như SeABank, OCB.
Với OCB, sau nhiều năm hoãn niêm yết trên sàn HoSE vì điều kiện thị trường chưa được thuận lợi và phải chốt xong room ngoại, tăng vốn lên 11.000 tỷ đồng mới thực hiện niêm yết cổ phiếu, dự kiến sẽ chính thức giao dịch trong cuối năm nay; SeABank cũng dự kiến trong tháng 12.
Nhưng giá chào sàn thận trọng
Nhìn vào mức giá chào sàn của các ngân hàng kể trên có thể thấy, các ngân hàng đang tỏ ra khá thận trọng với mức giá niêm yết dù thị trường chứng khoán đang rơi vào trạng thái thăng hoa nhất từ trước tới nay mà trong đó nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng đang được xem là "ngôi sao". Cách đây 2 tháng, Nam A Bank cũng lên sàn với mức giá khá khiêm tốn 13.500 đồng/cp.
Thực tế, những mức giá chào sàn kể trên được xem là khá hấp dẫn để đầu tư nhưng cũng không tránh khỏi những thắc mắc từ những người tham gia thị trường.
Nhìn vào mặt bằng chung, mức giá chào sàn của MSB, ABB đều đang thấp hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và cũng thấp hơn mức định giá với cách tính trọng số theo các chỉ tiêu P/E, P/B trung bình ngành ngân hàng kết hợp với giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.
Chia sẻ mức giá chào sàn thận trọng của MSB, ông Nguyễn Hoàng Linh - Tổng giám đốc ngân hàng này cho rằng, giá cổ phiếu sau lên sàn sẽ được thị trường đánh giá đúng, căn cứ theo thực lực và tiềm năng phát triển của ngân hàng.
Nhận định này có vẻ đúng khi ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu MSB đã tăng mạnh 17% lên 17.000 đồng/cp với gần 30,5 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Trong khi đó, cổ phiếu SGB dù có giá chào sàn khá cao nhưng hiện nay đã giảm sâu về còn 14.100 đồng/cp.
Nhận định về nhóm cổ phiếu ngân hàng, Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Reserch dự báo sau khi hoàn thành việc hỗ trợ khách hàng, lợi nhuận ngân hàng quốc doanh ước tính sẽ tăng 23% và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng 11,2%.
Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDirect đã nâng đánh giá ngành ngân hàng từ trung lập lên tích cực trong năm tới. Đơn vị này dự báo rằng hoạt động của lĩnh vực này sẽ phục hồi trong năm 2021 với lợi nhuận cao hơn. Cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ, trong đó cổ phiếu có câu chuyện tăng vốn sẽ thu hút được dòng tiền.
Nhìn vào tiềm năng của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như diễn biến của các ngân hàng đã niêm yết thành công trước đó có thể thấy, việc đưa ra mức giá chào sàn khiêm tốn có thể là một cách "thể hiện" của các ngân hàng bởi rõ ràng việc liên tiếp tăng sau khi lên sàn sẽ khiến cổ phiếu đó hấp dẫn hơn nhiều trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng bởi rủi ro tiềm ẩn liên quan đến chất lượng tài sản có thể kém hơn dự kiến, các rủi ro vĩ mô như bùng phát Covid-19 có thể "đe doạ" nhóm cổ phiếu ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024