Thép tăng giá phi mã: Nhà thầu xây dựng đứng trước nguy cơ lỗ
Dự báo giá thép tiếp tục tăng đến hết quý 3 / Các doanh nghiệp Việt Nam có được hưởng lợi từ nhu cầu thép trên thế giới tiếp tục phục hồi?
Giá thép đang tăng mạnh ở khắp các thị trường, từ châu Á tới Bắc Mỹ. Giá quặng sắt cũng tăng không ngừng và đang tiến tới mốc kỷ lục. Tất cả đều do cầu vượt quá cung trong bối cảnh thị trường tự tin vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Tại thị trường Bắc Mỹ, giá thép cuộn cán nóng tăng gấp 3 lần từ mức đáy được ghi nhận khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tại châu Âu, giá cũng đang tăng mạnh. Còn tại Trung Quốc, giá thép ở mức cao nhất kể từ năm 2008 do nhu cầu lớn trong suốt một năm trở lại đây.
Giá thép đang tăng cao tại tất cả các thị trường lớn.
Trên sàn Thượng Hải, thép thanh vằn phiên 22/4 tăng 1,6% lên 5.238 CNY (807,52 USD)/tấn, kéo dài chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ năm 2009 - khi sàn Thượng Hải bắt đầu giao dịch thép xây dựng. Thép cuộn cán nóng cũng tăng 2,8% lên 5.579 CNY/tấn, mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ năm 2014, khi sàn Thượng Hải bắt đầu đưa thép lên sàn giao dịch.
Giá phôi thép ở Châu Á đã cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 năm do nhu cầu mạnh mẽ, nhất là từ Philippines, quốc gia nhập khẩu phôi thép chủ yếu từ Trung Quốc. Hiện đang là mùa nhu cầu cao điểm ở Trung Quốc đối với các sản phẩm thép. Các nhà phân tích của Sinosteel Futures cho biết trong bối cảnh "động lực kép đến từ việc công suất sản xuất bị hạn chế cộng với nhu cầu tăng trong mùa cao điểm, thị trường (thép) tiếp tục diễn biến theo xu hướng tăng giá".
Quặng hàm lượng 62% sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (giao ngay tại cảng biển Trung Quốc) phiên 22/4 đạt 188,7 USD/tấn, cao nhất kể từ năm 2011; quặng sắt 65% của Brazil đạt mức kỷ lục lịch sửa 222,8 USD/tấn; quặng sắt giao dịch trên sàn Đại Liên cũng đạt mức cao kỷ lục 1.100 CNY (169,28 USD) tấn.
Giá quặng sắt cũng bất ngờ tăng trở lại lên sát mức kỷ lục. Giá giao ngay hiện chỉ cách đỉnh 194 USD/tấn chưa tới 1 USD. Các nhà sản xuất thép của Trung Quốc đang duy trì sản lượng hơn 1 tỷ tấn mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn trong bối cảnh nền kinh tế trở nên rộn ràng hơn.
Tại Việt Nam, giá thép xây dựng đang khoảng 18.700 - 18.800 đồng/kg. Mức giá này cao hơn trên 40% so với thời điểm cuối quý III/2020. Các công ty thép Việt Nam như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina được dự báo tăng trưởng lãi vượt bậc trong năm nay.
Tuy nhiên, giá thép tăng cao chóng mặt lại mang tới nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ mất toàn bộ lợi nhuận thi công, thậm chí là phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến. Chi phí mua thép xây dựng chiếm khoảng 28% chi phí xây dựng 1 căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng 1 căn nhà liền kề. Như vậy, giá thép tăng đến 40%, tác động lên giá bán nhà không nhỏ.
Ví dụ, 1 căn hộ 100m2 ở phân khúc trung bình đang có mức giá bán khoảng 2 tỷ đồng, thêm ảnh hưởng giá thép sẽ có giá bán khoảng 2 tỷ 160 triệu đồng; hay 1 căn nhà liền kề 100 m2 đang có mức giá khoảng 10 tỷ, sẽ tăng giá lên khoảng 11 tỷ 400 triệu đồng.
Mặc dù Hiệp hội Thép Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đều chung khẳng định, công suất sản xuất thép xây dựng trong nước khoảng 14 triệu tấn/năm, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước đang khoảng 11 triệu tấn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu thép xây dựng và giá tăng mạnh vẫn đang xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết
KEL Award đã tìm ra những doanh nghiệp xuất sắc nhất