Thị trường

Thị trường chứng khoán năm 2021 sẽ tăng chậm hơn năm 2020

Theo ông Trần Anh Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Nhất Việt (VFS), năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm thành công cả về thanh khoản và điểm số của thị trường chứng khoán nhưng tốc độ sẽ có phần kém hơn năm 2020 do triển vọng kinh tế được phản ánh một phần vào chỉ số.

Lốp xe ô tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ / Mỹ kết luận sơ bộ Việt Nam không bán phá giá lốp xe ô tô

ong-tran-anh-thang-jpeg-4908-1610953858.

ÔngTrần Anh Thắng – Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Nhất Việt

Theo đó, ông Thắng đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021 bao gồm: kịch bản 1 là với lộ trình vắc xin, EPS toàn thị trường tăng trưởng tốt > 18%, chỉ số Vn-Index có thể đạt từ 1.250 đến 1.280 điểm; Kịch bản 2 là với những rủi ro mới tác động, EPS tăng 15-16%, chỉ số có thể điều chỉnh và dao động quanh mốc 950 – 1050 điểm.

Cũng theo ông Thắng, những kịch bản của thị trường được đưa ra dựa trên cơ sởtăng trưởng GDP dự kiến năm 2021 là 6,5% theo nghị quyết Chính phủ năm 2021, GDP bình quân đầu người 3.700USD/năm. Đầu tư công được đẩy mạnh với 450 nghìn tỷ đồng vào 2020 và 477 nghìn tỷ vào 2021 sẽ là động lực lớn cho đà hồi phục kinh tế. Bên cạnh đó, vắc xin dự kiến tiến hành thử nghiệm và phân phối 2021 cũng sẽ giúp nền kinh tế lưu thông bình thường trở lại.

Ngoài ra, hội nhập kinh tế, Hiệp định thương mại sẽ giúp mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, thương hiệu Việt. Cùng với đó triển vọng từ các hiệp định EVFTA, RCEP, CPTPP sẽ tạo ra thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, xu hướng dòng tiền trong nước, mặt bằng lãi suất thấp sẽ giúp dòng tiền cá nhân tiếp tục đổ vào thị trường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong năm 2020, tỷ trọng giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên, chiếm 78% giao dịch toàn thị trường, đây là tỷ lệ lớn so với các thị trường khu vực. Các nhà đầu tư cá nhân thường tâm lý yếu, và có thể gây biến động mạnh tới thị trường. Trong khi đó, dòng tiền ngoại được dự báo tích cực khi trở lại các thị trường mới nổi, cận biên nhờ xu hướng nới lỏng tiền tệ cùng sự suy yếu của đồng USD.

Ngoài ra, Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ năm 2021 sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thực hiện được các nghiệp vụ mới như bán khống, ký quỹ: T+2 T+0 (VSD Mô hình thanh toán trung tâm CPP), ký quỹ 10-15% và nới lỏng room nhà đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ giúp tăng kỳ vọng Việt Nam sớm được nâng hạng thị trường mới nổi.

 

Tuy nhiên, ông Thắng vẫn cho rằng thị trường có thể đối mặt với một số rủi ro trong năm 2021 như dịch Covid-19 và biến chủng tiếp tục là rào cản lớn cho kinh tế thế giới, chừng nào vắc-xin chưa được phân phối rộng rãi. Ngoài ra, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện không còn rẻ nữa, đồng nghĩa các nhịp rung lắc sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Về lựa chọn cổ phiếu năm 2021, ông Thắng cho rằng các ngành hưởng lợi từ sự hồi phục kinh tế như bán lẻ, tiêu dùng, ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt, các cổ phiếu đáng lưu ý gồm MWG, VNM, TCB. Bên cạnh đó, FPT cũng được kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Nhóm ngành hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công cũng là lựa chọn tốt với các cổ phiếu HPG, GMD. Nhóm Khu công nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ dịch chuyển chuỗi cung ứng với các cổ phiếu lưu ý gồm GVR, SZC.

Việc lãi suất thấp cũng giúp nhóm bất động sản có cơ hội hồi phục và các lựa chọn đáng chú ý gồm VHM, KDH, DXG. Ngoài ra, các cổ phiếu thủy sản, dệt may cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ký kết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm