Thị trường

Thị trường ngày 25/2: Giá dầu, vàng, nhôm, khí đốt trồi sụt mạnh

Giá hàng hóa biến động cực mạnh trong phiên vừa qua do căng thẳng giữa Nga và Ukraina tiếp tục leo thang. Dầu Brent có lúc vượt mức 105 USD/thùng, vàng giao ngay có lúc vượt 1.970 USD/ounce, nhôm tiếp tục tăng lên kỷ lục cao mới; khí gas, ngũ cốc cũng cao chưa từng có trong vòng nhiều năm nay.

Vượt Thái Lan, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh / Phân khúc nhà phố biệt thự, đất nền của 3 tỉnh thành miền Trung vẫn phát triển bất chấp COVID-19

Giá dầu có lúc chạm 105 USD/thùng

Giá dầu tăng vọt trong phiên vừa qua, với dầu Brent có lúc vượt 105 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 trước khi hạ nhiệt, sau khi căng thẳng giữa Nga – Ukraine tăng mạnh làm trầm trọng thêm lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Giá dầu thô Brent kết thúc phiên tăng 2,24 USD, tương đương 2,3%, lên 99,08 USD/thùng, sau khi có lúc chạm mức cao 105,79 USD; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 71 cent, tương đương 0,8%, lên 92,81 USD/thùng, sau khi có lúc đạt 100,54 USD.

Dầu Brent và WTI đều kết thúc ở mức đóng cửa lần lượt cao nhất kể từ tháng 8 và tháng 7 năm 2014.

Nguyên nhân giá giảm về cuối phiên là bởi ông Biden cho biết Mỹ đang làm việc với các nước khác về việc kết hợp xuất thêm dầu từ kho dự trữ dầu thô chiến lược toàn cầu.

Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group ở Chicago, cho biết tin tức xung quanh việc xuất dầu dự trữ là "có tác động về mặt tâm lý, nhưng liệu có tác động thực sự hay không thì sẽ mất vài tuần để xác định".

Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ, kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 6 triệu thùng trong tuần trước, song các kho dự trữ sản phẩm chưng cất lại giảm,

trong đó, dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 985.000 thùng.

Các nhà phân tích cho rằng dầu Brent có khả năng duy trì mức giá trên 100 USD/thùng cho đến khi có nguồn cung đáng kể để thay thế, từ đá phiến của Mỹ hoặc từ Iran.

Thị trường ngày 25/2: Giá dầu, vàng, nhôm, khí đốt trồi sụt mạnh - Ảnh 1.

Giá dầu Brent tăng vượt 100 USD

Vàng trồi sụt

Giá vàng quay đầu giảm sau khi thị trường chứng khoán hồi phục, với vàng giảm về ngưỡng quan trọng 1.900 USD, trong khi palladium giảm hơn 5% sau khi chứng khoán hồi phục.

Theo đó, giá vàng gia ngay giảm 0,6% xuống 1.895,76 USD/ounce vào lúc cuối phiên, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2020, là 1.973,96 USD.

Giá vàng kỳ hạn tháng 4 kết thúc phiên tăng tiếp hơn 0,8% lên 1.926,30 USD.

Phố Wall tăng điểm vào cuối phiên, sau một ngày giao dịch đầy biến động, với Nasdaq tăng gần 2%.

 

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc Oanda cho biết: “Đợt bán tháo vàng vào buổi chiều ngày 24/2 diễn ra nhanh chóng sau khi Tổng thống Biden công bố các biện pháp trừng phạt mới”, "Tuy nhiên, có nhiều khả năng nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn sẽ vẫn tăng cao và giá vàng có thể sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ trong ngắn hạn."

Thị trường ngày 25/2: Giá dầu, vàng, nhôm, khí đốt trồi sụt mạnh - Ảnh 2.

Giá vàng lên cao nhất kể từ tháng 1/2021

Giá nhôm cao kỷ lục

Giá nhôm tăng lên mức cao kỷ lục bởi lo ngại các lệnh trừng phạt có thể làm gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất nhôm lớn - Nga – đồng thời làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để sản xuất kim loại này.

Nga là nhà sản xuất nhôm lớn trên thế giới, và cũng là nhà sản xuất khí đốt chính – mặt hàng được sử dụng để sản xuất điện, một thành phần chính của sản xuất nhôm.

 

Giá khí đốt đã tăng cao kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang và dẫn đến việc cắt giảm sản lượng ở châu Âu.

Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 3,3% lên 3,402 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức kỷ lục 3,480 USD.

Lượng nhôm lưu trữ tại các kho của sàn LME hiện đang ở mức rất thấp, 824.150 tấn, so với khoảng 1,3 triệu tấn một năm trước.

Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới và chiếm khoảng 7% nguồn cung cấp mỏ niken toàn cầu.

Lúa mì, đậu tương và ngô tăng mạnh

 

Giá lúa mì Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2012, trong khi giá ngô chạm mức cao nhất 8 tháng do xung đột giữa Nga với Ukraina làm trầm trọng thêm nỗi lo về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.

Giá dầu đậu tương phiên này cũng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về nguồn cung dầu thực vật toàn cầu trong bối cảnh xung đột ở khu vực sản xuất dầu hướng dương quan trọng của thế giới. Giá đậu tương cũng có thời điểm đạt mức cao nhất 9,5 năm, trước khi hạ nhiệt do hoạt động bán chốt lời.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% nguồn cung ngô và 80% xuất khẩu dầu hướng dương. Các nhà giao dịch lo ngại xung đột có thể gây ra tình trạng tranh giành mua những mặt hàng này ở các nhà cung cấp khác.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5 trên sàn Chicago đã tăng 50 US cent lên 9,34-3/4 USD/bushel, cao nhất kể tháng 7 năm 2012.

Giá ngô kỳ hạn tương tự tăng 9 cent lên 6,90-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt mức cao nhất trong 8 tháng là 7,16-1/4 USD.

 

Giá đậu tương phiên này cũng đạt 17,59-1/4 USD/bushel, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2012 đối với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất, nhưng đã lùi xuống mức 16,54 USD vào lúc đóng cửa, giảm 17 US cent so với phiên trước.

Cà phê giảm

Giá cà phê arabica giảm gần 4% do các quỹ hàng hóa chuyển sang những nơi trú ẩn an toàn và giảm đầu tư vào các tài sản rủi ro cao.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên giảm 9,65 cent, tương đương 3,9% xuống 2,379 USD/lb, trước đó có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 2/2, là 2,3725 USD.

Các đại lý cho biết cà phê arabica trở nên dễ bị “tổn thương” do vị thế mua lớn.

 

Giá cà phê robusta giao tháng 5 phiên này cũng giảm 55 USD, tương đương 2,5% xuống 2.179 USD/tấn.

Giá đường giảm

Giá đường thô cũng giảm sau khi chạm mức cao nhất 1 tháng trước đó, diễn biến cùng chiều với giá dầu.

Đường thô kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên giảm 0,21 cent tương đương 1,1% xuống 18,32 cent/lb, trước đó có lúc chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 1, là 18,87 cent, theo xu hướng giá dầu mỏ - giá dầu thô Brent có lúc tăng vượt 105 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Tuy nhiên, giá đường trắng giao tháng 5 kết thúc phiên tăng 3,80 USD, tương đương 0,8% lên 499,50 USD/tấn.

 

Khí gas tăng đột biến

Giá khí đốt ở Anh và Hà Lan kết thúc phiên tăng khoảng 40-60%, cùng với xu hướng giá dầu, giá điện ở châu Âu và các hàng hóa khác khi xung đột ở Đông Âu gia tăng.

Tại thị trường khí đốt Hà Lan, hợp đồng khí gas giao tháng 3 tăng 40,65% lên 118,50 euro/megawatt giờ (MWh), nhưng vẫn thấp hơn mức cao kỷ lục của tháng 12 là gần 185 euro/MWh.

Tại thị trường khí đốt ở Anh, giá hợp đồng giao háng 3 tăng 58,6% lên 321,97 pence/bình.

Cao su tăng

 

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên vừa qua do giá dầu tăng vọt. Bên cạnh đó, giá cao su nguyên liệu từ nhà sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu - Thái Lan - ổn định cũng giúp giá ở Nhật Bản giữ ở mức cao.

Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Osaka tăng 2,1 yên, tương đương 0,8%, lên 259,0 yên (2,26 USD)/kg.

Giá cao su tấm của Thái Lan phiên này đạt 74,45 baht (2,29 USD)/kg, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.

Hợp đồng cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 5) tăng 40 nhân dân tệ lên 14.070 nhân dân tệ (2.226,58 USD)/tấn.

Thép giảm

 

Giá thép kỳ hạn tương lai tại Trung Quốc giảm, trong đó thép xây dựng giảm hơn 3% do các biện pháp kiểm soát của chính phủ đối với nguyên liệu sản xuất thép ảnh hưởng đến giá thép sản phẩm.

Thép thanh vằn kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải có lúc giảm 3,2% xuống 4.622 nhân dân tệ (731,64 USD)/tấn. Giá lúc đóng cửa vẫn giảm 2,9% xuống 4.637 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giao tháng 5 giảm 1,9% xuống 4.804 nhân dân tệ/tấn.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên giao dịch trong biên độ hẹp và đóng cửa tăng 0,4% lên 703 nhân dân tệ/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 25/2:

Thị trường ngày 25/2: Giá dầu, vàng, nhôm, khí đốt trồi sụt mạnh - Ảnh 3.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm