Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng... khó tính
An Giang: Cả làng sống khỏe re nhờ làm rập bắt chuột, rắn, ếch / Chỉ 100m2 nuôi sâu Canxi mỗi ngày xử lý được cả 1 tấn rác hữu cơ
Ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu trên 31 tỷ USD năm 2017, tăng hơn 10% so với năm 2016. Trong 8 tháng của năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD.
Đổi mới công nghệ là yếu tố sống còn
Theo nhận định của Bộ Công Thương, năm 2019 tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành dệt may trong giai đoạn cần sự bứt phá, chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, hội nhập vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải chuyển từ sản xuất gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng với mong muốn mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi cung ứng.
Dự báo trong năm 2019, Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc ngành phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị, cũng như nhân sự. Do đó, bài toán đặt ra đối với ngành dệt may hiện nay không còn là số lượng đơn hàng, giá trị đơn hàng và mức tăng trưởng, quan trọng là ngành không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị, đào tạo nhân sự kỹ thuật, thiết kế, đội ngũ quản lý đơn hàng, đội ngũ marketing với trình độ cao hơn.
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh. |
Bàn về xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may nói chung, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói riêng trong năm 2019, TS. Trần Văn Quyến, Chuyên gia tư vấn Công ty Woolmark cho rằng, nếu như trước đây, các doanh nghiệp dệt may của nước ngoài thường sử dụng nhiều lao động, nhưng gần đây nhân công trong ngành này đã dần được thay đổi bằng hệ thống máy móc, công nghệ tự động, giảm thiểu tối đa nguồn lao động trực tiếp, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, năng suất lao động đạt cao hơn.
Bên cạnh đó, xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đối với các sản phẩm dệt may, nguồn gốc sản phẩm dệt may đã có nhiều thay đổi. “Người tiêu dùng ngày nay đã có yêu cầu đầu tiên chính là chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm có đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường cũng như các yếu tô liên quan đến dư lượng hóa chất”, TS. Trần Văn Quyến nói rõ và lưu ý, các doanh nghiệp dệt may hơn lúc nào hết cần đảm bảo tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu hữu cơ, không qua công nghệ xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Doanh nghiệp đối diện nhiều thách thức
Để đáp ứng được nhu cầu, tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu dệt may, đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, TS. Trần Văn Quyến cho rằng, thị trường nhập khẩu đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến xuất xứ nguồn nguyên liệu, quy trình xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rất cần lưu ý đến những yếu tố này để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu tại các thị trường khó tính.
Ngoài những tiêu chuẩn khắt khe của các nhà nhập khẩu đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam, các thị trường nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam còn có nhiều đòi hỏi cao hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay có xu hướng gia công sản phẩm hàng hóa dệt may. Theo các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp muốn đạt được là vô cùng khó khăn.
“Hiện nay các đơn hàng nhỏ từ các đối tác nước ngoài đặt doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có được tiêu chuẩn chất lượng này, nên khi đối tác đưa ra yêu cầu, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ khó đáp ứng. Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp dệt may cần nhiều giải pháp hỗ trợ kịp thời để phục vụ kịp thời cho các đơn hàng xuất khẩu”, ông Quyến lưu ý.
TS. Trần Văn Quyến, Chuyên gia tư vấn Công ty Woolmark. |
“Hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp Việt ứng dụng truy xuất nguồn gốc là rất hãn hữu, chỉ khoảng 10%. Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâu nay không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc, trong khi thế giới đã thực hiện từ rất lâu. Chính vì vậy, đây cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cũng như các lĩnh vực khác thời gian tới”, ông Hồng nêu rõ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh