Thị trường Trung Quốc ngày càng ưa chuộng gạo Việt Nam
Chính phủ cần khuyến khích doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm / TP.HCM: Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 200 dự án lớn
Mới đây, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Hiệp hội Lương thực Trung Quốc đã có buổi làm việc với ngành công thương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo tỉnh Long An. Đây là sự kiện nhằm tăng cường kết nối xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc tron thời gian tới.
Ông Lưu Anh - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Trung Quốc cho biết, trước đây tỉnh Sơn Tây và một số địa phương ở Trung Quốc đã nhập khẩu gạo của Thái Lan, Pakistan. Tuy nhiên, gần đây nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang nhập gạo của Việt Nam vì giá gạo Việt Nam tốt, chất lượng cao.
“Khi xem thực tế hệ thống nhà máy xay xát gạo, kiểm tra chất lượng tại công ty cổ phần Tân Đồng Tiến (Long An) chúng tôi nhận thấy có nhiều tiềm năng để hiệp hội và DN Trung Quốc yên tâm hợp tác, nhập khẩu gạo với số lượng lớn trong thời gian sắp tới”, đại diện Hiệp hội lương thực tỉnh Sơn Tây cho biết.
Đại diện một doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao chất lượng gạo được sản xuất tại Long An (Ảnh: HT)
Trong khi đó, đại diện tập đoàn Thâm Đồng Hâm (TP.Thâm Quyến) cho biết, năm 2014 tập đoàn đã nhập khẩu gạo của Việt Nam, trong đó 70% lượng gạo nếp được nhập khẩu từ Long An. Sản phẩm gạo phụ thuộc vào khẩu vị, thói quen tiêu dùng của người dân, việc nhập khẩu gạo nhiều hay ít không là vấn đề, chất lượng gạo mới là điều thị trường Trung Quốc quan tâm.
Đại diện tập đoàn Thâm Đồng Hâm nhận định, với sản lượng và chất lượng gạo của Long An, hy vọng trong thời gian sắp tới hạt gạo chất lượng cao được sản xuất tại Long An sẽ có mặt tại nhiều nơi ở Trung Quốc.
Bà Đặng Thị Bé Chính - Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, Long An là một trong những địa phương sản xuất lương thực lớn nhất nước, gần đây một lượng lớn gạo ngon đã xuất khẩu đi Trung Quốc và kim ngạch xuất khẩu gạo qua thị trường này ngày càng tăng.
Hiện nay, Long An có 520.000 ha diện tích trồng lúa, sản lượng đạt khoảng 2,8 triệu tấn/năm, trong đó lúa chất lượng cao đạt 40%. Long An hiện đang sản xuất các loại giống lúa thơm, đặc sản chủ lực, chất lượng cao như gạo nếp, Tài Nguyên, Nàng Thơm, Đài Thơm 8, RVT, Nàng Hoa 9…
Các DN Trung Quốc cùng ban ngành công thương Việt Nam làm việc với DN xuất nhập khẩu gạo Long An.
Bà Chính cho biết thêm, tỉnh Long An đã quy hoạch xây dựng các vùng, tiểu vùng với 40.000 ha lúa chất lượng cao. Đặc biệt còn có hơn 8.600 ha lúa ứng dụng công nghệ cao và sẽ đạt 20.000 ha lúa canh tác kiểu này trong năm 2020.
“Trung Quốc là bạn hàng quen thuộc của hạt gạo Long An và tiềm năng rất lớn khi có nhiều hiệp hội, doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm đến đặt hàng để nhập khẩu gạo với số lượng lớn”, bà Chính chia sẻ.
Hiện tại Long An có 21 doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Long An được phép xuất khẩu gạo trực tiếp, trong đó có 3 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp phép xuất khẩu gạo trực tiếp sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thành Mười - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến cho biết, công ty hiện là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo của Việt Nam đi ra thị trường thế giới.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng tăng mạnh. (Ảnh: TL)
Hiện nay, công ty xuất khẩu khoảng 350.000 tấn gạo sang Philippines, Malaysia, Indonesia, Hongkong, trong đó có 150.000 tấn qua thị trường Trung Quốc.
"Sản phẩm gạo Tân Đồng Tiến xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm, gạo nếp. Về thị trường Trung Quốc, năm 2018 công ty xuất khẩu 150.000 tấn, riêng quý I/ 2019 đã xuất khẩu 100.000 tấn và dự kiến sẽ xuất khẩu 300.000 tấn trong năm 2019", ông Nguyễn Thành Mười chia sẻ.
Làm việc với Hiệp hội Lương thực và các DN Trung Quốc, ông Mười hy vọng hai bên sẽ tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và gắn kết lâu dài trong việc ký kết xuất khẩu gạo. “Đây là tiền đề để xúc tiến giao thương mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm đưa hạt gạo ngon của Long An lan rộng ở thị trường Trung Quốc trong tương lai”, ông Mười nói thêm.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2018 tổng kim ngạch gạo nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch gạo nhập khẩu từ Việt Nam đạt 740 triệu USD, chiếm tỷ trọng 45% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Tại Long An, mỗi năm xuất khẩu 600.000 - 800.000 tấn gạo, chiếm 17-20% sản lượng xuất khẩu cả nước. Trong năm 2018, Long An xuất khẩu gần 470.000 tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 235 triệu USD, thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hongkong, Ghana, Nam Phi…
Quý 1/2019, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 150.000 tấn, qua thị trường Trung Quốc và thị trường mới là Cameroon, Philippines. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg