Thông điệp hợp tác của Thái Lan sau khi Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với mía đường
DNVN - Bộ Công Thương ngày 21/6 cho biết, Bộ Thương mại Thái Lan đã lên tiếng sau khi Việt Nam thông báo chính thức áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm.
Cần hiểu đúng về thu thuế “gội đầu, cắt tóc, cho thuê nhà…” / Xếp hạng MOBI 2020 bất ngờ giảm 33 hạng, Ngân hàng Nhà nước nói do công nghệ
Sau hơn một năm điều tra, ngày 16/6 vừa qua, Bộ Công thương chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64% trong vòng 5 năm. Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT áp dụng biện pháp CBPG và CTC tạm thời với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Một ngày sau quyết định trên, tức ngày 17/6/2021, tờ Bangkok Post dẫn lời Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết: “Sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường của Thái Lan, Thái Lan sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên. Chúng tôi cho rằng vẫn còn một số điều không chắc chắn, như thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm đường của Thái Lan tại Việt Nam. Các nhà quản lý Thái Lan cần một lời giải thích rõ ràng và chính xác".
Ảnh minh họa.
Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) cho rằng, thuế chống bán phá giá trên sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan. Nhận định trên xuất phát từ thực tế dù thị trường Việt Nam chiếm xấp xỉ 26% thị phần xuất khẩu đường của Thái Lan trong ASEAN và 18,5% toàn cầu, nhưng vẫn không đủ để gây áp lực lên giá đường trong nước và xuất khẩu của Thái Lan.
Theo hai đơn vị trên, giá đường toàn cầu trên thị trường hàng hóa mới là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến nông dân và các nhà sản xuất đường nước này.
Trong khi đó, TSMC đánh giá, các doanh nghiệp kinh doanh và môi giới đường sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế này do nhóm thương mại vốn nhạy bén với sự tăng/ giảm về giá và tình hình cung/cầu trên thị trường. Tuy nhiên, dù mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều, các cơ quan chức năng của Thái Lan như Văn phòng Mía đường (OCSB), Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Ủy ban Đầu tư… vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm làm rõ quyết định của Việt Nam.
Trong cuộc họp báo mới đây của Bộ Công Thương, ông Lệ Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, việc Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời với mía đường Thái Lan từ ngày 9/2/2021 đã tác động tích cực đến ngành mía đường Việt Nam.
Cụ thể, theo ông Dũng, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan từ tháng 3/2021 giảm mạnh, từ mức bình quân 110 ngàn tấn năm 2020 thì đến nay chỉ còn khoảng 28.000 tấn.
Quyết định áp thuế đã giảm tác động cạnh tranh không bình đẳng của đường mía Thái Lan với ngành sản xuất mía đường trong nước, từ đó giúp giá đường trong nước nhích lên, đồng thời giá thu mua mía của người nông dân tăng lên từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn, qua đó giúp người nông dân tiêu thụ được toàn bộ 6 triệu tấn mía.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp
Cột tin quảng cáo