Thứ trưởng Bộ Công Thương: Không lo siêu thị 'ngoại' chèn ép hàng Việt
Công ty chơi lớn, thưởng nhân viên gần 100 tỷ đồng dịp Giáng sinh / Chờ quyết sách từ nửa vòng trái đất, loạt nữ tỷ phú Việt mất “núi tiền”
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, rất nhiều "ông lớn" bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh, thâu tóm các nhà bán lẻ trong nước, một số ý kiến lo ngại doanh nghiệp (DN) Việt Nam, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn cơ hội vào các kênh phân phối, bán lẻ của nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, suy nghĩ như vậy là chưa chính xác.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ đã từng đại diện Bộ Công Thương giải trình với hơn chục thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Bộ Công Thương khẳng định: Trong các siêu thị hiện nay, hàng hóa Việt Nam vẫn chiếm đến trên 90%, thậm chí 95%.
"Không thể nói DN nước ngoài vào thì không có "đất" cho hàng Việt Nam. Nếu họ chỉ nhập hàng hóa nước ngoài vào thì giá còn cao hơn. Với các DN thì cứ hàng nào có lợi thì họ bán. Còn người tiêu dùng có quyền lựa chọn theo quyền lợi của họ", Thứ trưởng cho hay.
Ghi nhận thực tế sau các chuyến đi kiểm tra hàng Việt tại Lâm Đồng, Vũng Tàu thời gian qua, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận thấy số lượng hàng Việt Nam trong các hệ thống siêu thị nước ngoài đều cao.
"Trong bối cảnh cạnh tranh công bằng như hiện nay, khó có thể có một ưu đãi nào cho DN Việt. Tuy nhiên với DN trong nước thì Bộ vẫn quan tâm nhiều hơn, ưu tiên một số vị trí đẹp. DN nước ngoài thì đi xa hơn. Vấn đề là xử lý hàng giả, hàng nhái và hài hòa lợi ích nhà nước, DN và người dân", đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Thực tế mấy năm qua, các siêu thị lớn của nước ngoài đã xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam như Big C, Lotte, AEON. Các chuỗi cửa hàng tiện ích nổi tiếng thế giới như Circle K, 7-eleven, GS25... cũng không bỏ lỡ cơ hội tại thị trường béo bở này. Điều này khiến các nhà bán lẻ nội gặp không ít khó khăn. Một số siêu thị nội đã đóng cửa hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh.
Ông Phạm Đình Đoàn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái chia sẻ, nhiều ý kiến cho rằng việc các DN nước ngoài mua lại các siêu thị nội sẽ gây áp lực cho hàng Việt Nam khi các doanh nghiệp này ưu tiên tiêu thụ hàng hóa quốc gia họ.
“Thực tế, chuyện mua bán này là bình thường. Tuy nhiên không có chuyện siêu thị Đức chỉ bán hàng Đức, siêu thị Thái chỉ bán hàng Thái. Điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước để cạnh tranh với hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, quan tâm đến vấn đề quy hoạch hệ thống bán lẻ để xây dựng hệ thống phân phối đa dạng, cạnh tranh, hỗ trợ được hàng hóa trong nước” - ông Thái nêu quan điểm tại Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 18/12.
Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta có mức tăng trưởng nhanh. Trong giai đoạn 2006 - 2010, mức tăng bình quân là 16,1%/năm; trong giai đoạn 2011 - 2015 có mức tăng 11,38%/năm; giai đoạn 2016 - 2018 dự kiến tăng 10,55%/năm.
Tính chung từ 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5 - 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP trong cùng thời kỳ. Điều đó thể hiện tiềm năng rất lớn của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT