Thực hiện cơ chế tạo nguồn để tăng lương, trợ cấp trong năm 2020
Nguồn thực phẩm đủ cung cấp, không có hiện tượng thiếu hàng và sốt giá / Tháng 1/2020: Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Ảnh minh họa
Thông tư nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phấn đấu tăng các nguồn thu theo quy định để dành nguồn điều chỉnh mức lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/07/2020.
Các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2020 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 của các địa phương
Theo Thông tư, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 của các địa phương bao gồm: 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2019 thực hiện so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao;
50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao;
50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao;
50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 chưa sử dụng hết chuyển sang; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2020. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020...
Ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ngân sách khó khăn sau khi đã cân đối nguồn điều chỉnh tiền lương mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.
Thông tư này áp dụng đối với năm ngân sách 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 24/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục tăng mạnh
TP Hồ Chí Minh: Gần 1.000 sản phẩm OCOP quy tụ tại phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt'
Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược
Một mặt hàng xuất sang Philippines tăng mạnh, đạt 2,6 tỷ USD
Lợi nhuận trước thuế FPT Retail vượt kế hoạch năm 2024