Thực phẩm, đồ uống và sản xuất dệt may hưởng lợi từ EVFTA
Thoát nghèo từ trồng bí xanh theo tiêu chuẩn VietGAP / Cảnh báo người mua về “trái đắng” từ lan đột biến giá tiền tỉ
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo mới nhất của Fitch Solutions, các ngành xuất khẩu thực phẩm, đồ uống và vải vóc của Việt Nam và EU sẽ là một trong những bên hưởng loại nhiều nhất từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được ví như tuyến "đường cao tốc" mở ra cơ hội đẩy mạnh giao thương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, một trong những khu vực thị trường quy mô lớn và có trình độ phát triển cao hàng đầu thế giới.
Việc hiệp định có hiệu lực sẽ miễn giảm thuế tới các nước Châu Âu của nhiều mặt hàng Việt Nam. Việt Nam là quốc gia thứ 2 thuộc khối ASEAN sau Singapore ký hiệp định thương mại với EU.
Thực phẩm, đồ uống và sản xuất dệt may hưởng lợi từ EVFTA.
Theo hiệp định các quốc gia thuộc khối EU sẽ được miễn giảm xấp xỉ khoảng 72% thuế nhập khẩu từ Việt Nam tới các nước Châu Âu từ ngày đầu tiên. Ngoài ra, 99% tất cả các mặt hàng và dịch vụ sẽ được miễn thuế hoàn toàn sau 7 năm. Việt Nam sẽ giảm 49% thuế nhập khẩu đối với hàng hoá EU từ ngày đầu tiên và hàng rào thuế quan sẽ về 0% sau 10 năm.
Theo Fitch Solutions, với các sản phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào Châu Âu, các sản phẩm thuỷ sản sẽ giảm từ 60,2% xuống còn 1,9% vào năm 2027. Tương tự, các sản phẩm nông nghiệp chế biến sẽ giảm từ 37,2% xuống còn 2,1% vào năm 2027.
Cụ thể, các mặt hàng sẽ được giảm thuế ở cả 2 bên như sau:
1, Mặt hàng vải vóc, quần áo
+ Xuất khẩu từ Việt Nam: Châu Âu sẽ giảm thuế quan cho một số sản phẩm nhạy cảm, đặc biệt là vải vóc và quần áo.
Để được hưởng ưu đãi từ việc giảm thuế quan, hàng dệt may phải đáp ứng quy định nghiêm ngặt về xuất xứ. Các sản phẩm phải được sản xuất tại Việt Nam, hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc (một đối tác thương mại khác với EU)
2, Đồ uống có cồn:
+ Xuất khẩu từ Việt Nam: Rượu vang và các loại rượu có cồn của 2 thị trường sẽ được miễn thuế sau 7 năm.
+ Xuất khẩu từ EU: Rượu vang và các loại rượu có cồn của 2 thị trường sẽ được miễn thuế sau 7 năm. Thị trường bia sẽ được miễn thuế sau 10 năm.
Nhiều sản phẩm của EU sẽ tự động được bảo vệ sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực bao gồm French Cognac, Spanish Rioja, Italian Grappa, German Bayerisches Bier. Ngoài ra, sâm banh cũng sẽ được miễn 100% thuế sau giai đoạn 10 năm.
3, Thịt và gia cầm
+ Việt Nam: Thịt lợn đông lạnh sẽ được miễn 100% thuế sau 10 năm. Thuế nhập khẩu thịt bò sẽ về 0% sau 7 năm. Thịt gà sẽ được miễn thuế sau 10 năm.
+ EU: Thịt lợn đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm. Còn thịt gà sẽ được miễn thuế sau 10 năm.
4, Hải sản:
+ Việt Nam: Các loại hải sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế bao gồm: Surimi (500 tấn), cá hồi tươi, đông lạnh đóng hộp (11,500 tấn) với luật xuất xứ nghiêm ngặt, tôm chưa qua xử lý sẽ được miễn thuế từ ngày đầu tiên. Ngoài ra, cá trê sẽ được miễn thuế sau 3 năm.
+ EU: Các sản phẩm hải sản như cá hồi, cá bơn, cá hồi chấm, Tôm hùm đỏ sẽ được miễn thuế ngay lập tức
5, Gạo và ngũ cốc
+ Việt Nam: Hiệp định bao gồm tất cả các loại gạo thường xuyên xuất khẩu đi EU được phép xuất sang EU với mức thuế bằng 0% bao gồm gạo trắng (3000 tấn), gạo nguyên cám (20.000 tấn), gạo vụn, gạo thơm (30.000). Trong đó, gạo vụn là trường hợp đặc biệt khi sẽ được giảm 50% so với mức thuế ban đầu và sẽ được giảm dần sau 5 năm.
6, Sữa
+ Việt Nam: Các sản phẩm sữa sẽ được miễn giảm thuế sau tối đa 5 năm.
+ EU: Các sản phẩm sữa sẽ được miễn giảm thuế sau tối đa 5 năm.
7, Các sản phẩm thực phẩm khác
+ Việt Nam: Những sản phẩm sau đây sẽ được miễn thuế hạn ngạch: Ngô ngọt (5.000 tấn),tỏi (400 tấn),nấm (350 tấn),tinh bột sắn (30.000 tấn), các sản phẩm chứa nhiều đường (20.000 tấn).
Chỉ một số sản phẩm nông nghiệp sẽ không được miễn hoàn toàn 100% thuế xuất khẩu, nhưng EU đã đề nghị tiếp cận với hàng xuất khẩu Việt nam qua thuế suất hạn ngạch. Việt Nam sẽ duy trì mức thuế suất của WTO hiện có (mặc dù đã giảm hạn ngạch tỷ lệ về 0 sau 10 năm) đối với đường tinh luyện, muối và trứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo