Tiêu dùng trong tuần (6/10-12/10/2024): Giá cau, quýt đường, khoai môn... tăng cao
Bà Nguyễn Thương Huyền, cổ đông lớn nhất của SHG bị phạt do mua 'chui' cổ phiếu / Đà Nẵng sắp có thêm hai đường bay quốc tế mới từ Ấn Độ và Indonesia
Thời điểm này năm ngoái, giá cau chỉ dao động từ 13.000 đến 15.000 đồng/kg, thì hiện nay giá cau tươi tại nhiều tỉnh thành dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, so với thời điểm đầu năm nay đã tăng lên gấp đôi. Đây là mức giá giúp nhiều người trồng cau thu về hàng trăm triệu đồng từ việc thu hoạch và bán cau.
Hiện nay, nông dân ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãiđang tất bật thu hoạch quả cau. Tại Quảng Ngãi giá cau đang được các thương lái thu mua tại vườn với giá lên mức kỷ lục 94.000 -100.000 đồng, tăng gấp hơn 7 lần năm ngoái, giúp người trồng thu từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Bà Lê Thị Liên, xã Tiên Lãnh, huyện trung du Tiên Phước (Quảng Ngãi) trồng 3.000 cây cau quanh vườn nhà. Trong đó, 200 cây cho thu hoạch từ tháng 8-12. Hiện giá bán cau tại vườn này là 94.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ 13.000 đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Với mức giá này, gia đình bà dự kiến thu về hơn 250 triệu đồng. "Lần đầu tiên cau tươi tăng giá chưa từng thấy. Hiện thương lái săn lùng các nhà vườn có cau để mua liên tục. Nay đang giữa vụ, nếu cuối vụ giá bán có thể tăng lên nữa", bà dự báo.
Ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh có 926,03ha, trong đó diện tích cau trồng mới là 92,6ha, diện tích cau cho sản phẩm là 707ha, diện tích cau cho sản phẩm 111,78 tạ/ha, sản lượng đạt 7.903 tấn/vụ/năm.
Theo ông Vũ có nhiều nguyên nhân giá cau tăng giá cao, bởi nguồn đầu ra tiêu thu mạnh và nếu như trước đây chỉ xuất khẩu ở thị trường Trung Quốc thì hiện nay thị trường được mở rộng ở các nước như: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ, họ thu mua cau tươi của Việt Nam rầm rộ hơn nhiều, mục đích để về sản xuất kẹo cau.
Bên cạnh đó, việc thu mua, tiêu thụ trái cau cũng bài bản hơn, vì hiện nay đã có những cơ sở thu mua cau ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, sau đó sấy khô, bán lại cho thương lái để xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường cao nên giá cau tăng theo từng ngày.
Lý giải nguyên nhân cau tăng giá kỷ lục, một số thương lái cho rằng giá tăng và giữ ở mức cao nhiều tháng qua bởi Trung Quốc thu mua rất mạnh. Cau hái đến đâu được mua đến đó. Nhiều chủ "lò" mua và sơ chế cau cũng nói năm nay Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm mua, nên giá tăng liên tục.
Khoai môn Đức Linh được mùa, được giá
Những ngày trung tuần tháng 10, đang mùa thu hoạch rộ tại xã Tân Hà, huyện Đức Linh, Bình Thuận. Ông Vũ Văn Thìn, nông dân xã Tân Hà chia sẻ: Vụ hè thu năm nay, gia đình trồng 2 ha khoai môn. Nhờ thời tiết khá thuận lợi nên vụ thu hoạch này năng suất đạt khoảng 1,5 tấn/sào, với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg, nên sau khi trừ chi phí, thu lãi hơn 20 triệu đồng/sào. Trong khi đó, thời điểm này năm ngoái, do năng suất và giá bán giảm hơn nên bà con chỉ thu lãi một nửa với khoảng 10 triệu đồng/ sào.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Theo tìm hiểu được biết năm nay, ngoài điều kiện thời tiết, cộng với nông dân chịu khó mạnh dạn đầu tư sản xuất nên khoai môn đạt năng suất khá cao. Không chỉ trúng mùa mà nông dân trồng môn còn trúng giá, thương lái tìm đến tận ruộng rẫy thu mua 24.000 - 26.000 đồng/kg. Theo các hộ dân, bà con đang trồng 2 loại khoai môn, trong đó loại môn sáp vàng vì mới canh tác thử nghiệm cách đây hai năm, năng suất không cao và thị trường chưa rộng mở. Riêng khoai môn chỉ tím chiếm đến 90% vì nông dân đã quen sản xuất gần chục năm nay, tiêu thụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Suối – người thu mua nông sản lâu năm tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh cho biết: “Năm nay bà con địa phương thắng lớn vụ thu hoạch khoai môn với sản lượng thu mua từ đầu vụ tới nay đạt gần 3.000 tấn. Thời điểm đầu vụ giá thu mua lên đến 26.500 đồng/kg, thời điểm này đang ở mức 23.000 đồng/kg. Từ nay đến cuối vụ còn khoảng 1.000 tấn khoai tại ruộng sẽ được thu mua tại ruộng, phân loại và vận chuyển tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh”. Bà Suối cho biết thêm, hiện tại thị trường khoai môn của Bình Thuận rất thuận lợi, chất lượng loại nông sản này đang được khách hàng ưa chuộng để tiêu thụ tươi và chế biến xuất khẩu.
Cây quýt đường giá cao, người nông dân phấn khởi
Bén rễ trên đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khoảng 5 năm trở lại đây, cây quýt đường đang được nhiều nông dân lựa chọn trồng trên vùng đất khô cằn, sỏi đá. Đến nay, cây quýt đường đã cho thu nhập cao, giúp nông dân từng bước thoát nghèo và làm giàu.
Anh Phạm Đức Lý (thôn Đại An 2, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh)vào mảnh đất Ia Khươl lập nghiệp từ năm 1998 đến nay.Anh bỏ nhiều công sức để cày xới, thu gom đá sỏi để cải tạo đất để trồng cây quýt đường. Vốn là thợ sửa xe máy, công việc bấp bênh rồi anh đi làm thuê ở các công trình thủy điện cũng không ổn định nên khi tích lũy được chút vốn anh quyết định bàn với vợ mua rẫy làm nông nghiệp. Mảnh đất 1,4 ha anh Lý mua nằm gần chân núi chủ yếu là đất sỏi khô cằn, trồng cây mì cũng không thể sống nổi nên chủ đất gần như bỏ hoang.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
3 năm sau, gần 2.000 cây quýt mang lại những quả ngọt đầu tiên trong niềm phấn khởi của vợ chồng anh Lý. Với mức giá 20.000 đồng/kg, anh Lý đang bán tại vườn, sau khi trừ chi phí gia đình thu về hơn 400 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình anh dần dần vươn lên khá giả.
Tương tự, năm 2020, gia đình bà Vũ Thị Loan (làng Kon Sa Lăng, xã Hà Tây) cũng mua hơn 1.000 cây quýt đường từ miền các tỉnh miền Tây về trồng trên diện tích 2 ha đất. Vừa học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ các nhà vườn trồng quýt, vừa tự tìm tòi, nghiên cứu thêm trên internet, bà Loan đã dần làm chủ được kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây ăn quả có múi này.
Bà Loan chia sẻ: Khu vườn của gia đình tôi có hơn 1.000 cây quýt đường, 250 cây bưởi da xanh, gần 100 cây sầu riêng trồng được 1 năm. Riêng hơn 1.000 cây quýt đường, mỗi vụ cho thu trên 15 tấn quả. Với giá bán trung bình 20 ngàn đồng/kg quýt đường tại vườn, nên mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình lãi hơn 200 triệu đồng.
Cũng theo bà Loan, vùng đất này là đất cát, sỏi đá, có khí hậu mát mẻ, nên quýt phát triển tốt, cho quả mọng nước, vị ngọt đậm đà, trồng theo hướng hữu cơ, quýt sạch được thị trường ưa chuộng.
Giá xăng tăng mạnh, RON95 vọt lên 21.000 đồng/lít
Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu mới, từ 15 giờ hôm nay (ngày 10/10).
Theo đó, xăng E5RON92 (tăng 996 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, lên mức giá mới 19.846 đồng/lít. Xăng RON95-III tăng 1.258 đồng/lít, lên mức giá mới 21.061 đồng/lít.
Dầu diesel 0.05S tăng 1.099 đồng/lít, lên mức giá 18.500 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.139 đồng/lít, lên 18.790 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 908 đồng/kg, lên 15.911 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Như vậy, giá xăng tăng trở lại sau lần giảm mạnh ở kỳ trước. Từ đầu năm đến nay, giá xăng có 20 lần tăng, 21 lần giảm.
Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, cơ quan điều hành đều không sử dụng Quỹ này.
Theo Liên Bộ Tài chính - Công Thương, thị trườngxăng dầu thế giớikỳ điều hành lần này (từ ngày 03/10/2024 - 09/10/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: lo ngại xung đột lan rộng tại khu vực Trung Đông, cơn bão lớn đổ bộ vào Mỹ khiến nhu cầu nhiên liệu tăng đột biến, xung đột quân sựgiữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn,… Các yếu tố nêu trên khiếngiá xăng dầuthế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng, nhưng xu hướng tăng là chủ yếu.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 03/10/2024 và kỳ điều hành ngày 10/10/2024 là: 81,934 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 5,344 USD/thùng, tương đương tăng 6,98%); 88,272 USD/thùng xăng RON95 (tăng 6,462 USD/thùng, tương đương tăng 7,90%); 89,678 USD/thùng dầu hỏa (tăng 6,174 USD/thùng, tương đương tăng 7,39%); 89,974 USD/thùng dầu diesel 0,05S (tăng 6,156 USD/thùng, tương đương tăng 7,34%); 455,618 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 22,594 USD/tấn, tương đương tăng 5,22%).
End of content
Không có tin nào tiếp theo