Bắc Giang: Hiệu quả từ mô hình kinh tế tập thể theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao
Doanh nghiệp bán lẻ 5 năm liền vào top “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” / OPPO Reno10 5G 256GB chính thức mở bán
Tính đến hết năm 2023, tỉnh Bắc Giang có khoảng 120 HTX nông nghiệp trên địa bàn tham gia thực hiện các hoạt động liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và khách hàng thông qua liên kết đầu vào, đầu ra bằng các hợp đồng ổn định.
Các hình thức sản xuất theo chuỗi liên kết cũng thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ sản xuất của HTX nông nghiệp từ đó giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, tiêu thụ dễ dàng hơn mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn hơn cho các HTX và thành viên tiêu biểu như: Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dung công nghệ cao và liên kết sản xuất rau, củ hiệu quả tại HTX rau sạch Yên Dũng, HTX nông nghiệp Đồng Tâm 3 tại huyện Hiệp Hòa, HTX nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân; HTX Lục Ngạn xanh tại huyện Lục Ngạn; mô hình liên kết chăn nuôi tại HTX nông nghiệp xanh tại huyện Yên Thế, HTX nông nghiệp hữu cơ Bình Minh tại huyện Hiệp Hòa; HTX công nghiệp và dịch vụ thực phẩm sạch tín nhiệm tại TP Bắc Giang; mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản với doanh nghiệp tại HTX Organic, thành phố Bắc Giang; HTX Bình Minh tại huyện Việt Yên...
Trong năm 2023, số HTX thành lập mới tăng 60 HTX, vượt gấp ba lần so với kế hoạch đề ra là một điểm sáng trong phát triển KTTT lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng trở lại sau đại dịch. Các HTX thành lập mới hoạt động đa dụng ngành nghề, lĩnh vực và bước đầu có các hoạt động liên kết, mở rộng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; tất cả các HTX, liên hiệp HTX đều tổ chức hoạt động theo quy định của Luật HTX 2021, có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
Chất lượng hoạt động sản xuất của các HTX cơ bản đã có bước phát triển ngày một ổn định, có chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao, qua đó dần được khẳng định được ưu thể và vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế địa phương.
Trong năm 2023, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình kinh tế tập thể, các sản phẩm nông thôn tiêu biểu, OCOP của tỉnh như: tham gia trưng bày, giới thiệu sàn phẩm tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh hè năm 2023; Hội nghị "Cặp gỡ Hàn Quốc” do Bộ Ngoại giao tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh… Qua đó, nhằm triển lãm, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh: vải thiều Lục Ngan, mỳ gạo Lục Ngạn, chè xanh Bản Ven, vú sữa Hợp Đức, mật ông vài sớm, đông trùng hạ thảo, ổi Tân Yên, sâm nam núi Dành... Các sản phẩm của tỉnh tại sự kiện triển lãm được du khách quan tâm tìm hiểu và có phản hồi tich cực.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT đã thực hiện hỗ trợ, tư vấn cho các HTX trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng website, đăng ký, quản lý sử dụng nhân hiệu... hỗ trợ HTX duy trì hoạt động kết nối giữa các đơn vì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh với hệ thống các siêu thị và các doanh nghiệp phân phối lớn tại Hà Nội.
Sở Sở NN&PTNTthường xuyên phối hợp cùng các sở, ngành, UBND cấp huyện tích cực nắm bắt tình hình phát triển KTTT, HTX trên địa bàn. Kịp thời, hỗ trợ, tư vấn giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của các HTX nông nghiệp và nhiệm vụ được giao. Các HTX nông nghiệp trên địa bàn đã tích cực tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn chung của tỉnh như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo Kế hoạch năm 2023 toàn tỉnh có 163 sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, tiềm năng của 114 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP (trong đó sản phẩm của 72 HTX trên địa bàn với 106 sản phẩm)…
Trong năm 2024, dự báo tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục đà tăng trưởng, các loại hình kinh tế nói chung đều có những cơ hội để hội nhập và phát triển. Tuy nhiên trên bình diện chung vẫn còn những hạn chế, khó khăn; trong đó năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trong đó có khu vực KTTT, HTX.
Theo đó, ban ngành chức năng của tỉnh khuyến khích phát triển KTTT, HTX nông nghiệp trên cơ sở đa dạng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động; các hình thức mở rộng quy mô thành viên; đẩy mạnh hỗ trợ các HTX nông nghiệp tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; tăng cường các hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp; Phát triển thương hiệu; tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; bám sát nhu cầu thị trường trong và ngoài nước nhằm thích nghi tốt hơn với các yêu cầu của các thị trường đích; khuyến khích phát triển mới các tổ chức kinh tế tập thể, đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, đảm bảo dùng nguyên tắc, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với hợp tác xã; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế tập thể, HTX; xây dựng môi trường hoạt động, sản xuất kinh doanh lành mạnh, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Ngoài ra, khắc phục những hạn chế yếu kém của các HTX, phát triển đa dạng các loại hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn sự phát triển các HTX nông nghiệp với các chương trình, dự án trọng điểm như: Nông thôn mới; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tái cơ cấu ngành nông nghiệp...
Trong năm 2024 xây dựng hệ thống KTTT, HTX đa dạng hình thức, sản phẩm, kinh doanh ổn định, trong đó nhân tố chủ chốt là các HTX nông nghiệp. Xây dựng mối liên kết sản xuất chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; nâng cao năng lực thích ứng với những biến động của thị trường trong điều kiện nền kinh tế mở, gia tăng giá trị sản phẩm nông sản góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường.
Tiến tới, mục tiêu trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang thực hiện tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới tối thiểu 20 HTX, phấn đấu trong lĩnh vực nông nghiệp toàn tỉnh có khoảng 730 HTX; 100 tổ hợp tác được chứng thực và 3 liên hiệp HTX. Khuyến khích hình thành hệ thống các HTX liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; Phấn đấu có khoảng 30% HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị và khoảng trên 60 HTX có ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Sở NN&PTNTsẽ rà soát, bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ HTX và tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về chính sách hiện nay như: tiếp cận các nguồn tín dụng; hỗ trợ thủ tục xác nhận, chứng nhận sở hữu đất đai của HTX và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để HTX xây dựng hạ tầng; hỗ trợ kết cấu hạ tầng sản xuất, đặc biệt là hạ tầng phục vụ chế biến, bảo quản và thương mại; ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu chuẩn sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, tạo sự đột phá về cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết với HTX nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản nhằm tạo động lực mới để phát triển, nâng tầm các HTX nông nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo