Tìm hướng đi mới cho cây sâm Ngọc Linh
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Cá tra Việt bị 'bôi bẩn' ở châu Âu, lãi suất tiền gửi tăng trở lại / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: 5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD, chỉ đạo thu hồi dự án nhà máy rác thải ở Phú Quốc
Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm). Trong tự nhiên, loài sâm này phân bổ hẹp, là loài đặc hữu của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, có giá trị dược liệu khá cao khi chứa đến 52 hợp chất saponin, giá trị hàng hóa từ 60 - 100 triệu đồng/kg củ tươi (tùy độ tuổi).
Đề tài nghiên cứu khoa học trồng thử nghiệm cây sâm Ngọc Linh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà là đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp tỉnh, tập trung vào nghiên cứu 3 nội dung chính: Điều tra, thu thập thông tin về điều kiện sinh thái tại địa điểm nghiên cứu trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh; xây dựng mô hình trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Sâm Ngọc Linh - cây mang giá trị dược liệu cao. Ảnh: Ảnh: Quang Thái/TTXVN.
Theo đó, Đề tài sẽ tiến hành trồng thử nghiệm khoảng 2.000 cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại một số khu vực của khu bảo tồn với nguồn giống được cung cấp từ cả hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đề tài hướng đến mục tiêu là cơ sở để định hướng phát triển, nhân rộng mô hình trồng sâm Ngọc Linh với quy mô lớn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự tại tỉnh Khánh Hòa, tạo thêm một loài cây đặc sản quý, góp phần phục vụ nhu cầu và thu hút khách du lịch đến với Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Qua khảo sát bước đầu của nhóm nghiên cứu, Khu bảo tồn nhiên nhiên Hòn Bà có nhiều khu vực mang nét tương đồng với vùng núi Ngọc Linh - nơi cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng lý tưởng, với độ cao từ 1.300 – 1.600m, nhiệt độ thích hợp dao động từ 14 – 18 độ C; lượng mưa khá dồi dào, quanh năm…
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có tổng diện tích trên 20.000 ha, nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 30km theo đường chim bay và thuộc địa bàn 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh. Nơi đây có hệ thống thực vật rừng khá phong phú với hơn 590 loài. Đối với giá trị về dược liệu, Hòn Bà cũng là nơi có nguồn dược liệu tự nhiên hết sức đa dạng và có giá trị cao như: nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), sa nhân (Amomum xanthioides), dó bầu (Aquilaria crassna), ươi (Scaphium lychnophorum)…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam