Thị trường

Tìm kiếm "chất xúc tác" tăng trưởng cho xuất khẩu

DNVN - Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên, việc thiếu tín dụng đang cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô hoạt động. ASEAN Business Partners (ABP) đang làm việc với các công ty tài chính toàn cầu để hỗ trợ khó khăn này.

Phê duyệt thêm 230 mã số vùng trồng sầu riêng để xuất khẩu sang Trung Quốc / Cơ hội hợp tác xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Na Uy

Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu tại khu vực ASEAN. Năm 2020 là năm xuất khẩu cao nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt xấp xỉ 282 tỷ USD, trong khi đó GDP của cả nước ở mức xấp xỉ 343 tỷ USD.

Xuất khẩu Việt Nam đóng góp tới 82% GDP, cho thấy tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế. Đặc biệt đáng chú ý là 35% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những hạn chế về vốn cho các kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ.

Có một số lựa chọn về hình thức tài trợ từ nước ngoài cho các nhà xuất khẩu, giúp họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cần thiết để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. ASEAN Business Partners (ABP) - là một tổ chức quốc tế tư vấn chuyên sâu về thâm nhập thị trường đa lĩnh vực - sẽ mang đến một số lựa chọn tài chính toàn cầu cho các nhà xuất khẩu tại Việt Nam.

Xuất khẩu Việt Nam đóng góp tới 82% GDP.

Ông Sumit Dutta - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của ABP, nguyên Giám đốc Điều hành Ngân hàng HSBC tại Việt Nam chia sẻ: "Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực nhưng việc thiếu tín dụng đang cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô. ABP đang làm việc với các công ty tài chính toàn cầu để mang đến các nguồn tín dụng và tài chính với chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

Tài trợ xuất khẩu là hình thức cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Tài trợ có thể dưới nhiều hình thức: Cho vay, bảo lãnh, bảo hiểm và bao thanh toán.

Mục tiêu chính của tài trợ xuất khẩu là giúp các doanh nghiệp tăng cường quản trị rủi ro và kiểm soát chi phí trong hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như biến động tiền tệ, bất ổn chính trị và khả năng thanh toán của người mua ở nước ngoài.

Ông Sumit cho biết thêm, Chính phủ Việt Nam đã có định hướng xuất khẩu rõ ràng thông qua khuyến khích cho vay, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính khác cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, các hình thức tài trợ đa dạng bổ trợ là cần thiết.

ABP hiện đang làm việc với một số tổ chức tài chính đa quốc gia để mang lại nền tảng tài chính xuất khẩu phù hợp cho các nhà xuất khẩu. Những giải pháp này có thể đáp ứng một cách có ý nghĩa các yêu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế ASEAN đang phát triển, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Ông Sumit Dutta - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của ABP cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực.

Ông Sumit Dutta - Nhà sáng lập và Giám đốc Điều hành của ABP cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực.

Theo ông Lê Toàn Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng và các doanh nghiệp SME Việt Nam nói chung trong bối cảnh hiện nay đang rất cần nguồn tài trợ thương mại, tài trợ xuất khẩu thông qua các nền tảng đổi mới sáng tạo mà quốc tế đã ứng dụng và đang rất cần được tư vấn và học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế.

Bà Thảo Nguyễn - Giám đốc Quốc gia của ABP tại Việt Nam tự hào về xuất khẩu Việt Nam đã tăng trường mạnh mẽ trong những năm gần đây.

"Tôi rất vui vì ABP có thể mời các tổ chức tài chính quốc tế thuộc top đầu thế giới vào Việt Nam để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn tài chính phong phú hơn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đơn giản hóa các công đoạn tìm nguồn tài trợ và tạo thêm nhiều việc làm cho ngành xuất khẩu”, bà Thảo Nguyễn nói.

Theo đó, để tăng gấp ba lần thành công, các doanh nghiệp cần tăng gấp đôi đầu tư. Để duy trì xu hướng tăng xuất khẩu và hỗ trợ tăng trưởng, Việt Nam cần ổn định nguồn vốn lưu động.

 

Việc thực sự thúc đẩy tăng trưởng, các nhà xuất khẩu trên thị trường đòi hỏi được tiếp cận vốn kịp thời và điều này tạo ra một cơ hội rất lớn trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu.

Giải pháp tài trợ ngắn hạn với lãi suất hợp lý và hạch toán ngoại bảng là một lợi ích cho các nhà xuất khẩu có sẵn các kế hoạch tăng trưởng nhanh, có người mua đáng tin cậy trên khắp các thị trường.

“Với sự hỗ trợ từ tài trợ xuất khẩu, chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới tới năm 2030”, bà Thảo Nguyễn khẳng định.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm