Thị trường

Tôm càng xanh - hướng đi mới cho ngành tôm toàn cầu?

Tại các thị trường châu Á, tôm càng xanh luôn là sản phẩm thu hút khách hàng. Các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ kết hợp phát triển tôm bố mẹ đơn tính sẽ là đòn bẩy giúp tôm càng xanh phổ biến không kém tôm thẻ.

Bước phát triển đâùtiên

Dân châu Á đánh bắt và tiêu thụ tôm càng xanh hàng ngàn nămqua nhưng các ngành công nghiệp nuôi tôm càng xanh hiện đại mới chỉ bắt đâùcách đây 50 năm. Nhiều cộng đồng cư dân ven sông và hồ tại Đông Nam Á, đặc biệtlà Myanmar và Bangladesh đã biết cách nuôi tôm càng xanh trong ao và lồng,nhưng phương pháp nuôi khoa học mới chỉ bắt đầu vào thập niên 1960. Những độtphá đầu tiên về nuôi tôm cành xanh được ghi nhận vào năm 1961 khi chuyên gia củaFAO Shao Wen Ling phát hiện ấu trùng tôm càng xanh sống hơn 5 ngày trong nước lợ.

Phát hiện này giúp các chuyên gia sản xuất đủ tôm giống nuôithử nghiệm trong ao vào năm 1963. Takuji Fujimura, chuyên gia thủy sản tạiHawaii dựa vào những phát hiện trên để tạo ra hệ thống nuôi tôm càng xanh côngnghiệp vào năm 1972, hình thành ngành công nghiệp nuôi tôm càng xanh thương phẩmđầu tiên tại Hawaii và các vùng khác.

Các dự án nghiên cứu và phát triển tôm càng xanh xuất hiện tạichâu Á nhờ Chương trình hỗ trợ nghiên cứu trại nuôi tôm càng xanh của UNDP tạiThái Lan vào thập niên 80, giúp đất nước này sản xuất 3.000 tấn tôm càng xanhvào năm 1984. Tới năm 2012, sản lượng tôm càng xanh toàn cầu hàng năm vọt lên220.254 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD. Theo FAO 2014, các nước nuôi tôm càng xanhhàng đầu thế giới trong năm 2012 là Trung Quốc (57%), Bangladesh (19%), TháiLan (11%), Việt Nam (4%), Ấn Độ (3%), Đài Loan (3%) và Myanmar (2%) với nguồncung từ châu Á chiếm tỷ trọng trên 98%.

Tôm càng xanh sẽ sớmtrở thành hướng đi mới cho ngành tôm toàn cầu trong tương lai

Nuôi và chế biến không dễ

Các trại giống tôm càng xanh thương phẩm cần 32 - 35 ngày đểsản xuất tôm post bằng 12% nước lợ cùng hỗn hợp Artemia và trứng làm thức ăn.Các trại giống có thể hoạt động theo hệ thống nước chảy hoặc tuần hoàn (RAS). Mậtđộ thả tôm trong ao dao động 1 - 4 con/m2 trong hệ thống nuôi quảngcanh tới trên 20 con/m2 trong hệ thống nuôi thâm canh. Khó khăn lớnnhất là tôm đực hung hăng, không chỉ đánh nhau mà còn ăn thịt các con khác dođó các chuyên gia phải phát triển một giải pháp nuôi đơn tính.

Mặc dù tôm càng xanh vẫn sống được bằng nguồn thức ăn tựnhiên sẵn có trong ao, nhưng từ 5 đến 7 tháng, người nuôi vẫn phải bổ sung thứcăn viên cho tôm trước thu hoạch. Thức ăn viên khô chứa 30 - 35% protein, FCR3:1 hoặc 2:1. Nuôi ghép tôm càng xanh với cá nước ngọt có thể giảm FCR vì tôm tậndụng thức ăn thừa và phân thải trong ao. Phân loại tôm từ tháng thứ 5 đến tháng11 để loại những con tôm đực càng lớn hơn. Sau 1 năm, rút cạn nước ao nuôi đểthu hoạch toàn bộ tôm còn lại.

Sau thu hoạch, cần phải lưu ý cách xử lý tôm đúng cách mơígiữ được chất lượng tôm. Tôm càng xanh không dễ chế biến vì chúng dễ bị phân hủy,chất lượng thịt kém đi. FAO đề xuất phải ướp lạnh và rửa tôm càng xanh trong nướckhử trùng clo ngay sau thu hoạch.

Thách thức phía trước

Tôm càng xanh hầu như chỉ phổ biến tại châu Á, vẫn chưa tìmđược chỗ đứng vững chắc trên thị trường thủy hải sản thế giới. Do đó, con tômnày cần một chiến lược tiếp thị tốt hơn, quy cách chế biến, đóng gói hiệu quảhơn, tương tự cách tiếp thị cá tra, basa.Theo Gilbert Pang, đồng sáng lập Asia Aquatixs, tôm càng xanh cần được tạomột diện mạo mới, từ cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gọi đến bao bì sản phẩm ngonmắt hơn để thu hút người tiêu dùng. Khoo Eng Wah, Tổng Giám đốc Trung tâm NTTSSepang Today tại Malaysia cho biết nhu cầu tiêu thụ đang vượt cung và hầu hếttôm càng xanh tươi sống của hãng này đều được bán sang Singapore với giá cao 15- 20 USD/kg. Một số nơi đã nuôi tôm càng xanh thay tôm sú. Tại Thái Lan, tômcàng xanh trở thành nguyên liệu thay thế tôm sú trong món tom yum truyền thống.

Một trở ngại lớn trong nuôi tôm càng xanh thành công là cáccon đực hung hăng và không thể nuôi thâm canh như tôm sú hay tôm thẻ. Mật độ hiệnnay khoảng 20 con/m2 hoặc thấp hơn so với mật độ nuôi tôm thẻ 150con/m2. Tương tự như nuôi cá rô phi, giải pháp cho vấn đề này là laitạo giống tôm càng xanh đơn tính. Một nghiên cứu năm 2017 của Levy et al. pháthiện rằng nuôi tôm càng xanh toàn cái đạt hiệu quả cao hơn nuôi hỗn hợp tôm đựcvà cái về tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và năng suất, cùng đó cho thu hoạchtôm cỡ đồng đều nhau. Nuôi tôm càng xanh toàn đực cũng có lợi thế riêng như tômkhông còn đánh nhau, dành nhiều thời gian ăn từ đó rút ngắn thời gian nuôi vànâng cao năng suất.

Ngày nay, nhiều nông dân đã chuyển từ nuôi tôm sú, thẻ sangnuôi tôm càng xanh vì lợi nhuận cao hơn. Nhiều hộ nuôi đã chủ động liên hệ vơícông ty sản xuất giống tôm càng xanh đơn tính như Asia Aquatixs tại Singapore đểnắm bắt cách nuôi thành công. Trung tâm NTTS Sepang (STAC) tại Malaysia cũng tổchức các khóa đào tạo cho nông dân có nhu cầu nâng cao kỹ năng nuôi tôm càngxanh; trong khi Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) hỗ trợ trợ giảipháp nuôi tôm bền vững cho nông dân Đông Nam Á. Tôm càng xanh đang ngày càng đượcquan tâm, và sẽ sớm trở thành hướng đi mới cho ngành tôm toàn cầu trong tươnglai.

Nuôi tôm càng xanh mang lại lợi nhuận cao, thích hợp cả mô hình nuôi trên cạn, nuôi công nghiệp hoặc quy mô nhỏ. Tôm càng xanh đặc biệt thích hợp với hệ thống nuôi ghép với cá nước ngọt như chép, rô phi, diếc, tra. Tại châu Á và Brazil, nuôi ghép tôm càng xanh trong ruộng lúa cũng là mô hình nuôi tiềm năng, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu cho ruộng lúa vì tôm ăn côn trùng, sâu bọ, cải thiện chất lượng đất và chất dinh dưỡng nuôi cây lúa.

Theo Đan Linh/Thủy sản Việt Nam

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo