TP.HCM: Đến 15/10/2020 giải ngân vốn đầu tư công phải đạt từ 80% trở lên
Ngày 29/5, Vietnam Airlines khôi phục hoàn toàn số chuyến bay nội địa sau dịch Covid-19 / TP.HCM: DN kiến nghị tháo gỡ khó khăn để vay vốn, tái cơ cấu sản xuất sau dịch Covid-19
Sau khi nghe báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của nhiều đơn vị tại buổi họp về tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công 5 tháng đầu năm 2020, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đánh giá cao các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020.
Cụ thể, tính đến ngày 26/5/2020 thành phố đã giải ngân gần 8.500 tỷ đồng, đạt hơn 20% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ cả về số tuyệt đối và tỷ lệ (cùng kỳ giải ngân là 4.263 tỷ đồng, đạt 12,9% kế hoạch); nếu tính luôn khối lượng hoàn thành chưa quyết toán và số vốn đã chi cho các dự án nhưng chưa hoàn trả tạm ứng là 8.349 tỷ đồng, thì tỷ lệ giải ngân đạt 40,36% kế hoạch).
TP.HCM đang thể hiện quyết tâm rất cao trong thúc đẩy dòng vốn đầu tư công để kích hoạt quá trình phục hồi kinh tế.
Đây là một trong những yếu tố góp phần huy động nguồn vốn xã hội hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động toàn diện đến kinh tế - xã hội thành phố.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ, của lãnh đạo thành phố và bối cảnh hiện nay thì kết quả giải ngân vẫn chưa đạt yêu cầu, chưa trở thành nhân tố then chốt để vực dậy kinh tế thành phố trong điều kiện bình thường mới. Do đó, để phát huy vai trò của đầu tư công hiện nay, người đứng đầu UBND TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020.
Song song đó, tập trung thực hiện quy trình quản lý kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xem việc thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2020.
Định kỳ 02 tuần/lần rà soát và báo cáo các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giải ngân kế hoạch đầu công năm 2020, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND Thành phố.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, cá nhân người đứng đầu các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giải ngân. Cụ thể, đến ngày 30/6/2020 giải ngân đạt từ 50%; Đến ngày 31/7/2020 giải ngân đạt từ 60%-70%; Đến ngày 15/10/2020 giải ngân đạt từ 80%.
Cần tập trung thực hiện các dự án khởi công mới, dự án hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI theo đúng tiến độ đề ra.
Theo tìm hiểu, tính riêng các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại TP.HCM, đã có 60 trên tổng số 80 dự án chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng, đồng nghĩa, một lượng lớn vốn đầu tư công không thể giải phóng cho mục tiêu kích hoạt nền kinh tế.
Mới đây, tại cuộc họp với Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã thẳn thắng nhìn nhận thực trạng các dự án giao thông trọng điểm bị kéo dài do thủ tục đầu tư rất mất thời gian, quá trình phê duyệt hồ sơ lòng vòng, dẫn đến dự án kéo dài, phải điều chỉnh đầu tư.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, nếu những điểm nghẽn nêu trên không được tháo gỡ kịp thời, thì TP.HCM không dễ tăng mạnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc