TP.HCM: Khuyến khích doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Giá dầu tăng hơn 2% sau khi Iran chiếm giữ tàu chở dầu của Anh / Nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới sáng tạo để hội nhập quốc tế
TP.HCM có vị trí trung tâm, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Với tiềm năng đó, trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM (NN&PTNT), hiện nay thành phố có diện tích đất nông nghiệp gần 114 ngàn ha, chiếm hơn 50% tổng diện tích toàn thành phố.
Trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 66.000 ha, đất lâm nghiệp 35.684 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 10.798 ha. Với trên 25.300 hộ đang đang sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động ngày càng được tăng cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo hơn 70%.
TP.HCM thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.
Tốc độ tăng trưởng nông lâm ngư nghiệp khá cao, năm 2018 GRDP đạt 9.610 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu nông nghiệp với trồng trọt chiếm tỉ trọng 25,1%, chăn nuôi 36,6%, dịch vụ 7,9%, thuỷ sản 29,7%.
Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện nay một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như rau, hoa, sữa tươi, tôm, heo... đang là thế mạnh của thành phố về chất lượng và giá bán.
Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, trong khi diện tích canh tác không thể mở rộng và đang có xu hướng giảm dần, nhu cầu nông nghiệp thành phố yêu cầu không chỉ đủ sản lượng cung cấp cho trên 12 triệu người mà còn phải có chất lượng, phong phú và đa dạng.
"Thời gian qua, TP luôn kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp trên địa bàn, tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho người dân.
Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nhiều hình thức tổ chức liên kết sản xuất được hình thành hoạt động ngày càng hiệu quả đã góp phần đưa ngành nông nghiệp thành phố tiếp tục tăng trưởng", ông Trung thông tin.
Tuy nhiên ông Trung nhận định, tỷ lệ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố đang có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2010, tỷ lệ này khoảng 10% đến năm 2016 là 35,8% , năm 2018 là 38,2%.
Nhiều tổ chức liên kết sản xuất được hình thành hoạt động ngày càng hiệu quả đã góp phần đưa ngành nông nghiệp thành phố tiếp tục tăng trưởng.
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ông Trung cho rằng, cần nâng cao tỷ lệ ứng dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng trong sản xuất rau, hoa cây kiểng giúp đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng cây trồng.
Đồng thời, cần hoàn thiện hệ thống thông tin về vùng trồng, diện tích, chủng loại nông sản, dự kiến sản lượng thu hoạch/vụ/năm và dự báo cung cầu một số mặt hàng nông sản chủ lực.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành, đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
"Những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, việc sử dụng máy móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp thành phố tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân", Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay.
Nói về những hiệu quả trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ông Trang Quốc Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát cho hay, chi phí đầu tư ban đầu hơi cao, hơn 500 triệu/1.000m2. Tuy nhiên, lợi nhuận trung bình có thể lên tới 800-1.000 triệu đồng/ha/năm.
Theo ông Dũng, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp mang lại năng suất rất lớn, có thể giúp cây trồng giảm thiểu được sâu bệnh, mất mùa. Từ đó, có thể đưa ra sản phẩm chất lượng tốt, hoàn toàn cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của quốc tế.
Hiện sản phẩm dưa lưới của doanh nghiệp này đã xuất khẩu ổn định sang một số thị trường khó tính như Singapore, Dubai, Nhật Bản… với giá cả ổn định.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ thuật sinh học nông nghiệp Sài Gòn cho biết, nhờ áp dụng công nghệ cao, liên tục các vụ tôm từ năm 2016 đến nay đều cho kết quả khả quan, khoảng 50 tấn/ha/vụ, kích cỡ 30 - 40 con/kg. Lợi nhuận gần như 1 lãi 1.
Không những vậy, kết quả kiểm tra các mẫu cho thấy 100% sản phẩm đều đạt không kháng sinh, không chất cấm... Công nghệ này như là lời giải cho việc mở ra hướng sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo