Trái cây chế biến: Cung không đủ cầu
Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 2,8 tỷ USD. Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo toàn ngành chỉ đạt kim ngạch bằng năm 2018, khó đạt được đến kế hoạch đã đề ra trong năm nay, từ 4- 4,2 tỷ USD.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam những tháng qua liên tục sụt giảm do thị trường Trung Quốc đã siết chặt hơn rất nhiều, trong khi đây là thị trường lớn, chiếm khoảng 74% tổng xuất khẩu rau quả của nước ta. Những nơi khác tuy có tăng trưởng nhưng do kim ngạch còn thấp nên không thể bù nổi sự sụt giảm từ khu vực này.
Mấy tháng qua, một doanh nghiệp chế biến trái cây gần như hoạt động hết công suất. Sản phẩm dù chỉ đơn giản là rau củ sấy nhưng cung lúc nào cũng không đủ cầu. Những loại trái cây quen thuộc của địa phương như chuối, mít cũng nhờ thế rộng đường tiêu thụ.
Còn ở doanh nghiệp khác, chỉ riêng năm 2018 đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn nước ép trái cây các loại, ước doanh thu hơn 6 triệu USD. Quan trọng hơn của việc chế biến sâu là đa dạng được sản phẩm, chủ động giá cả, đầu ra và nâng cao khả năng cạnh tranh.
1 kg thanh long đôi lúc xuống giá chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng nhưng được chế biến thành dạng nước ép có thể bán từ 1 - 2 USD/sản phẩm. 1 kg chuối bán tại vườn chỉ khoảng 5.000 đồng nhưng khi sấy khô có giá 70.000 đồng.
Điều này cho thấy đa dạng hóa sản phẩm trái cây chính là chìa khóa của việc tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, dù thị trường cần nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam