Triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam
Cần Thơ: 157 đơn vị nợ gần 2.000 tỷ đồng tiền thuế / Gỡ "nút thắt" để nâng hạng thị trường chứng khoán
Ảnh minh họa.
Báo chí quốc tế tuần qua có nhiều bài viết nhận định về triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt những thách thức. Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nhận định đi đúng hướng với triển vọng dài hạn tích cực.
Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ - nhận định từ trang Asia Insider. Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2023 đứng thứ 46 trong 132 quốc gia. Việt Nam cũng đứng thứ hai trong số các nước thu nhập trung bình thấp và là quốc gia nỗ lực đi đầu trong kinh tế xanh, phát triển bền vững và chuyển đổi số.
Trang Washington Examiner đánh giá Việt Nam là minh chứng về phát triển thành công và nền kinh tế đang đi đúng hướng. Trang báo trích dẫn báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2024 của Quỹ Heritage nhận định Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu.
Ông Gabor Fluit - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam nhận định: "Tôi nghĩ Đảng và Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt. Điều đó mang đến những cơ hội cho các công ty Việt Nam, đặc biệt là những công ty có tiềm năng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Một điều nữa cũng quan trọng là mức độ cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ mà các bạn cung cấp. Ở một số ngành, hoạt động sản xuất của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn có lợi thế cạnh tranh về giá, trong khi có một số ngành đã dần chuyển dịch thành công để không chỉ cạnh tranh về giá mà còn thực sự cạnh tranh về chất lượng".
Về triển vọng dài hạn, trang The Business Post trích báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh dự báo Việt Nam có triển vọng sẽ vượt qua các nền kinh tế hàng đầu của ASEAN và đứng thứ 21 thế giới vào khoảng năm 2038.
TS. Andrea Coppola - Nhà Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu ý kiến: "Tôi nghĩ điều quan trọng là phải thừa nhận rằng để Việt Nam đạt được mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta cần phải tăng tốc hơn nữa. Ngân hàng Thế giới ước tính tăng trưởng bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ đạt trung bình 6% mỗi năm từ nay đến năm 2045. Điều quan trọng là cần phải thực hiện nhiều cải cách hơn nữa, trong đó có việc nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xanh và tiếp tục hiện đại hóa các thể chế để mở đường cho sự tăng trưởng hơn nữa trong tương lai".
Trang China Daily nhận định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam được dự báo sẽ đạt gần 470 tỷ USD vào năm 2024. Trang báo cũng cho biết, thứ hạng kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Kinh tế Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ 24 vào năm 2033, với quy mô nền kinh tế đạt hơn 1.000 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt