Từ chuyện quả dâu tây Sơn La không còn thua kém hàng ngoại: Tín hiệu 'tự tin' cho nông sản Việt bứt phá
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam / Hàng lậu, hàng giả 'lộng hành' khiến thương mại điện tử bán lẻ khó phát triển
Nhiều lợi thế so với hàng nhập khẩu
Từ trước đến nay, trong chiến lược của Bộ NN&PTNT, thị trường nội địa luôn được phát triển song hành với thị trường xuất khẩu, trong đó mặt hàng nông sản rất được chú trọng.
TS Nguyễn Anh Phong - Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau đại dịch COVID-19, khi chuỗi cung ứng xuất khẩu và nhập khẩu về Việt Nam bị đứt gãy, Bộ đã có những phản ứng rất kịp thời trong việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước.
Trong xu thế tăng trưởng bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng nhanh thời gian qua, nhu cầu về các mặt hàng nông sản của người dân trong nước cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Người tiêu dùng trong nước đang thay đổi nhu cầu theo hướng giảm các mặt hàng tinh bột, tăng các mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, đặc biệt là thịt bò, rau và trái cây, sữa. Cùng với đó là cách thức tiêu dùng đã có sự thay đổi theo hướng mua hàng trực tuyến và các mặt hàng chế biến.
Với việc người Việt ưu tiên lựa chọn hàng Việt, các hãng bán lẻ cũng tập trung gia tăng tỷ lệ hàng Việt trong hệ thống của mình.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, hàng nội địa hiện đang chiếm tỷ lệ 60-96% trong các chuỗi bán lẻ của AEON, Mega Market, Big C.
Nêu lý do tập trung hàng Việt trong hệ thống bán lẻ, ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc Vận hành hệ thống GO!/Big C vùng Hà Nội và miền Bắc, Tập đoàn Central Retail cho biết, điểm dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa sản phẩm trong nước và nhập khẩu là giá. Giá nông sản Việt Nam cạnh tranh hơn rất nhiều so với các mặt hàng nhập khẩu, có thể chỉ bằng 60-70% giá nhập khẩu. Đây là lợi thế rất lớn của nông sản nội địa.
Thứ hai, chất lượng nông sản nội gần như không khác biệt so với hàng nhập ngoại, nhờ cải tiến quy trình trồng trọt, sản xuất.
Nông sản nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong các hệ thống bán lẻ.
“Đơn cử với quả dâu tây ở Sơn La, cách đây 5 - 6 năm còn có vị chua, quả bé, thua hàng nhập khẩu cả về hình thức và chất lượng. Nhưng 3-4 năm trở lại đây, không có quá nhiều sự khác biệt giữa dâu tây Sơn La và dâu tây nhập khẩu từ nước ngoài. Về mặt hình thức, dâu tây Sơn La đã đẹp hơn và đã gần như tương đương, chất lượng thì theo một số người còn ngon hơn và có vị khác biệt hơn so với dâu nhập khẩu”, ông Phong chia sẻ.
Với quả cam, nếu so sánh với cam nhập khẩu từ Mỹ, Australia thìcam Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hưng Yên có hình thức đẹp hơn, chất lượng cũng tốt hơn trước đây, và giá chỉ bằngmột nửa thậm chí chỉ bằng 1/3 giá cam nhập khẩu.
Việt Nam có rất nhiều vùng nông sản lớn và đến thời điểm này sau nhiều năm đã có các sản phẩm thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến.
“Sản phẩm nông sản Việt Nam cạnh tranh được về giá, dần dần cạnh tranh được về chất lượng và các thương hiệu đã được hình thành. Đây là những yếu tố mà chúng tôi ghi nhận với nông sản Việt Nam”, ông Phong nhấn mạnh.
Ngoài ra, với sản phẩm nội địa, gần như hàng từ nơi sản xuất vào siêu thị là có thể bán luôn, có thể chỉ cần diện tích kho lạnh nhỏ, dự trữ tạm. Ngược lại, kinh doanh hàng nhập khẩu phải xây dựng hệ thống kho lạnh quy mô lớn để bảo quản hàng hoá. Quản lý hàng nhập khẩu sẽ phức tạp hơn so với hàng trong nước.
Với những lợi thế này nên tại hệ thống siêu thị của GO!/Big C cũng như các hệ thống khác, hàng trong nước sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn về vị trí trưng bày cũng như số lượng hàng hoá trên kệ.
Với doanh nghiệp kinh doanh online, theo bà Hoàng Thị Huyền – Sàn Postmart.vn, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, thuận lợi đầu tiên có thể kể đến là chương trình hỗ trợ bà con tiêu thụ nông sản được các bộ, ban, ngành rất quan tâm, hoạt động truyền thông rất tích cực.
Ngoài ra, đơn vị có kênh truyền thông nội bộ cũng như khách hàng nội bộ ủng hộ rất nhiều. Bà con rất hào hứng tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử khi DN phát động chương trình đưa người nông dân lên sàn.
Nhiều thách thức
Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc Vận hành hệ thống GO!/Big C vùng Hà Nội và miền Bắc, Tập đoàn Central Retail, bán hàng nông sản nội địa hiện vẫn đối diện với nhiều thách thức.
Việc doanh nghiệp tuân thủ tốt về quy trình sản xuất, sử dụng phân bón cũng như các sản phẩm hoá chất khác lại trở thành yếu tố bất lợi vì giá thành sản phẩm có thể cao hơn so với các nhà sản xuất khác.
Việt Nam vẫn có xu hướng trồng theo phong trào và một lúc nào đó sản lượng sẽ vượt nhu cầu, dẫn đến việc kinh doanh năm trước tốt nhưng năm sau lại khó khăn.
“Do quy hoạch về sản lượng, dự báo về sản lượng tiêu thụ không được sát với thị trường dẫn đến việc nhiều mặt hàng tự nhiên đang bán tốt thì lại gặp yếu tố bất lợi, khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm có vấn đề”, ông Phong chia sẻ.
Central Retail mong muốn làm việc trực tiếp 100% với các nhà sản xuất và cho đến thời điểm này tập đoàn chủ yếu thông qua các hợp tác xã. Tuy nhiên, mục tiêu đó vẫn chưa hoàn thành 100%, một số trường hợp đơn vị vẫn phải thông qua thương nhân. Với nhiều vùng, bà con sản xuất với sản lượng nhỏ, hoạt động chưa chuyên nghiệp và không theo quy trình. Bà con không tuân thủ được các thủ tục về giấy tờ để đưa hàng vào hệ thống.
Do vậy, yếu tố này cũng là một trong những trở ngại khiến nhiều sản phẩm nông sản chất lượng chưa có mặt tại các hệ thống siêu thị.
Tương tự, bà Hoàng Thị Huyền đại diện sàn Postmart.vn, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, có nhiều trở ngại khi bán hàng online bởi người dân làm việc chưa chuyên nghiệp luôn nên vẫn xảy ra nhiều rủi ro. Chẳng hạn, đóng gói không đúng quy chuẩn nên hàng hoá sẽ bị hỏng trên đường giao vận, kéo theo khách hàng không hài lòng.
Ngoài ra, trong công tác tiêu thụ nông sản sàn gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sản phẩm kém chất lượng.
Phía Postmart đã đưa ra rất nhiều thông báo về quy chuẩn sản phẩm ở trên sàn, gọi điện thông báo nhắc nhở cũng nhiều, nhưng để bà con đáp ứng sản phẩm có chất lượng, đủ giấy tờ và thời gian giao hàng đến tay khách hàng không phải là vấn đề dễ dàng thực hiện.
Bán hàng qua sàn TMĐT theo một chu trình khép kín và chỉ diễn ra trong vài ngày nhưng có rất nhiều các hộ sản xuất chưa nắm được quy trình, xác nhận đơn hàng và đóng hàng chễ.
“Chúng tôi hi vọng thông qua các chương trình chia sẻ, truyền thông, các khách hàng đang ủng hộ sản phẩm nông sản thông cảm hơn. Bà con cần có thời gian thay đổi dần và tiếp cận với cách thức bán hàng online hiện nay một cách chuyên nghiệp hơn, qua đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”, bà Huyền chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu