Thị trường

Tuyên Quang: Hướng làm giàu từ cá đặc sản

Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 11.288 ha diện tích mặt nước có tiềm năng NTTS, trong đó: Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.010 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 776 ha; hồ sinh thái Na Hang 8.446 ha, nuôi cá ruộng 56 ha. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản...

Tậndụng lợi thế

Để khai thác tiềm năng, diện tích mặtnước, trong những năm qua công tác quy hoạch được tỉnh Tuyên Quang quan tâm,với mục tiêu triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nôngnghiệp lĩnh vực thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bềnvững.Xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên là một trong những địa phương đã phát huy tiềmnăng sẵn có với hơn 9 km sông Lô chảy qua, tận dụng điều kiện thuận lợi này,năm 2006, một số hộ dân trong xã đã tổ chức nuôi cá lồng. Hiện nay, toàn xã có35 hộ nuôi cá lồng với 135 lồng cá, tập trung chủ yếu ở 5 thôn: Ba Luồng, TânAn, Khánh An, Bình Thuận, Soi Long để khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, pháttriển bền vững nghề nuôi cá lồng. Đặc biệt, năm 2017, HTX sản xuất kinh doanhcá chiên Thái Hòa đã được thành lập và sản phẩm cá chiên của HTX đã được côngnhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc HTX chobiết, hiện tại HTX có 12 thành viên với 64 lồng nuôi cá, trong đó có 51 lồng cáchiên và 13 lồng cá bỗng, sản lượng cá thu hoạch hàng năm đạt trên 4 tấn. Vơígiá thị trường hiện nay cá chiên dao động từ 460.000 - 500.000 đồng/kg, cá bỗngkhoảng 240.000 - 260.000 đồng/kg, mỗi lồng cá trừ chi phí các hộ nuôi thukhoảng từ 50 - 60 triệu đồng. Riêng gia đình ông Bình, nuôi với 19 lồng, trongđó 14 lồng cá chiên và 5 lồng cá bỗng, vụ thu hoạch vừa qua sản lượng cá chiênước trên 1,3 tấn, trừ chi phí cho thu lãi gần 500 triệu đồng.

Với lợi thế mặt nước vùng lòng hồ sinhthái Na Hang, nhiều hộ gia đình trong xã Đà Vị đã khai thác nguồn lợi này đểđầu tư nuôi cá đặc sản trên hồ. Hiện, toàn xã có 13 hộ tham gia nuôi cá lồngvới tổng số 96 lồng cá các loại. Năm 2018, mỗi lồng cá của bà con đạt bình quân1,5 tấn. Từ nuôi cá, nhiều hộ đã nâng cao thu nhập cho gia đình.

Ngươìdân thôn Xá Thị, xã Đà Vị (Na Hang) phát triển nghề nuôi cá lồng - Ảnh: QuốcViệt

Ông Nông Văn Tinh, thôn Xá Thị, xã ĐàVị chia sẻ, hiện, gia đình ông đang duy trì nuôi 10 lồng cá đặc sản gồm cálăng, cá chiên, cá trắm, trung bình mỗi lồng có 1.000 con. Cá được nuôi trên hồsinh thái Na Hang có chất lượng thịt thơm ngon hơn so với cá nuôi trên các ao,hồ... do nguồn nước sạch, thức ăn dồi dào, cùng đó, nguồn cá giống được ngươìnuôi mua ở Trung tâm Giống thủy sản tỉnh. Mỗi năm gia đình ông xuất bán trên 1tấn cá các loại, trừ chi phí, thu lãi 100 - 120 triệu đồng.

Pháttriển sản phẩm chủ lực

Ông Hà Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Đà Vịcho biết, hiện nay, cá đặc sản là một trong hai sản phẩm nông nghiệp được xãlựa chọn làm sản phẩm chủ lực trong chương trình mỗi xã một sản phẩm. Thời giantới, UBND xã tích cực tuyên truyền cho người nuôi thực hiện các quy định về antoàn trong sản xuất nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá đặc sảnđịa phương.

Thực tế cho thấy, nghề nuôi cá lồngtrên địa bàn tỉnh Tuyên Quang dù có phát triển nhưng vẫn chưa phát huy đượctiềm năng, giá trị sản xuất thủy sản còn thấp, năm 2018 giá trị sản xuất thuỷsản đạt 236,6 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷsản chiếm 2,99% tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh.

Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn, pháttriển chuỗi giá trị cá đặc sản, đáp ứng nhu cầu thị trường dựa trên phát triểncác mô hình kinh tế, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnhTuyên Quang giai đoạn 2019 - 2025; trong đó, phấn đấu diện tích mặt nước NTTSđến năm 2025 đạt trên 12.200 ha; tập trung sản xuất giống cá đặc sản; bảo tồn,tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững gắn với phát triểndu lịch và bảo vệ môi trường.

Ông Trần Văn Hải, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Tuyên Quang cho biết, hiện Chi cục đang kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ thủy sản tại các chợ đầu mối, nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng thực phẩm sạch ở trong và ngoài tỉnh cho người nuôi; hướng tới xuất khẩu các loài cá có giá trị kinh tế cao, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gắn với chỉ dẫn địa lý cá đặc sản của tỉnh.

Theo Quốc Việt/Thủy sản Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo