Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh cần công bằng, minh bạch
Các phân khúc bất động sản hút nhà đầu tư ngoại / Generali Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm toàn diện
Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và được trực tiếp tham gia thị trường điện. Nhà máy điện sử dụngnăng lượng tái tạocó công suất đặt lớn hơn 10 MW được quyền lựa chọn trực tiếp tham gia thị trường. Đây là những điểm mới trong dự thảo thông tư quy định vận hànhthị trường bán buôn điệncạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc huy động như thế nào để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong huy động và điều tiết các nguồn điện.
Triển khai từ năm 2019, sau hơn 5 năm, đến nay đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh với tổng công suất khoảng 31.000 MW. Tuy nhiên theo đánh giá, tỷ lệ này là khá thấp so với tổng công suất toàn hệ thống.
PGS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho biết: "Một nhà đầu tư về điện người ta phải có lợi nhuận, mà lợi nhuận thu được dựa trên 2 yếu tố: Yếu tố quan trọng thứ nhất là trên cơ sở giá; yếu tố thứ 2 là trên cơ sở sản lượng điện được phát tối đa và đồng thời mức rủi ro trong đầu tư là cần lưu ý".
Ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng: "Cần phải thay đổi, cần phải có tư duy đột phá, tức các chủ thể của các nhà máy điện là họ được đàm phán với các hộ tiêu thụ cuối cùng, EVN là một trong những người mua, chứ không phải tất cả chỉ có mỗi EVN là người mua điện".
Đến nay đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Ảnh minh họa.
Yêu cầu đặt ra là thiết lập một thị trường bán buôn điện cạnh tranh bình đẳng, cũng như sự minh bạch trong việc huy động nguồn. Những quy định mới về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh quy định: Đối với nhiệt điện thì giá sàn là 1 đồng/kWh, giá trần được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng; Đối với thuỷ điện giá sàn là 0 đồng/kWh, giá trần được xác định hàng tuần… đã tối ưu hoá chi phí mua điện và tăng tính chủ động cho các nhà máy điện khi tham gia thị trường.
Ông Phạm Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết: "Chúng ta đã điều chỉnh chu kỳ giao dịch cũng như chu kỳ điều độ giảm từ 60 phút xuống 30 phút và nâng số cặp chào giá từ 5 cặp chào giá lên 10 cặp chào giá để phù hợp với định hướng cho chương trình mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng với các đơn vị phát điện".
"Chúng ta sẽ phải đổi mới cách hạch toán trong sản xuất điện và trong cả dây chuyền cung ứng điện, do vậy chúng tôi kiến nghị là trong năm 2024 thì chúng ta sẽ tính đúng, tính đủ giá thành sản xuất, tính đúng, tính đủ giá truyền tải và phân phối", TS Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay.
Như vậy một cơ chế giá huy động điện minh bạch, đảm bảo hoạt động theo thị trường sẽ chính là những giải pháp hiệu quả để thu hút đầu tư vào phát triển các dự án năng lượng, qua đó đảm bảo mục tiêu người sử dụng và nhà đầu tư các dự án điện đều hưởng lợi và giảm áp lực với nền kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ trưởng Công Thương: Cần tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm sau bão Yagi
Cổ phiếu của Land Central do ông Nguyễn Kháng Chiến làm chủ tịch bị đình chỉ giao dịch
Hệ thống điện chịu thiệt hại nặng bởi bão Yagi
Miền Bắc bảo đảm nguồn cung hàng hoá sau bão số 3
Kiên quyết không để xảy ra găm hàng, đẩy giá sau bão
Các siêu thị mở cửa sớm cung cấp nước uống, sạc điện thoại miễn phí cho người dân sau bão