VASI: Đề xuất phát triển các tập đoàn nội địa để làm chủ cuộc chơi công nghiệp chế tạo
TP.HCM: Kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch Covid-19 / Việt Nam sẽ tham gia nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới nổi trong vòng 5 năm tới
VASI cần được hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) về giải pháp tháo gỡ khó khăn, tái khởi động nền kinh tế sau Covid-19 mới đây, VASI đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, theo đó VASI đề xuất tạo thị trường, kích cầu tiêu dùng tại nội địa. Trong tình hình dịch diễn biến trên toàn cầu vẫn hết sức phức tạp, đề nghị Chính phủ có biện pháp hỗ trợ thị trường nội địa thông qua các chính sách kích cầu tiêu dùng. Ngay khi các công ty hạ nguồn như xe máy, điện tử, ô tô, máy nông nghiệp, máy công nghiệp… hoạt động với doanh thu ổn định trở lại, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sẽ được phục hồi. Như vậy, Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ tiêu dùng thông qua giảm/giãn các loại thuế phí trực tiếp ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm, để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng tại nội địa.
Đồng thời VASI đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiềm năng, tại Việt Nam và các thị trường xuất khẩu. Chính phủ cần có các chương trình đặc biệt, hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành. Đây là điểm doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay, không chỉ với CNHT các ngành chế tạo mà tất cả các ngành sản xuất.
Liên quan đến CNHT và khả năng chuyển sản xuất/mua hàng từ các công ty đa quốc gia có thể di dời khỏi Trung Quốc, Chính phủ cần có tiếp cận để đàm phán cụ thể với các công ty đa quốc gia này. Song song với đó, cần có kế hoạch chi tiết hình thành các tổ hợp/liên danh CNHT gồm các doanh nghiệp nhỏ, các cụm liên kết sản xuất (industrial cluster), hoặc có biện pháp cụ thể ưu đãi cho các công ty CNHT cỡ vừa hiện nay đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới. Cần xây dựng các chương trình hiệu quả khuyến khích hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT các ngành chế tạo.
Bên cạnh đó, VASI cũng đề xuất cần có hướng dẫn về các ưu đãi về giãn giảm thuế, phí, lãi suất vay… Chính phủ đã có một số chính sách kịp thời được DN đánh giá rất cao như Nghị định 41/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, các cơ quan thuế cần triển khai và có hướng dẫn chủ động cho doanh nghiệp. Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp hội viên VASI đều chưa biết thực hiện các thủ tục này như thế nào.
Đặc biệt, dòng tiền của doanh nghiệp sản xuất đang mất cân đối nghiêm trọng. Đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét hỗ trợ miễn, giảm và giãn các khoản thuế phí khác, như thuế môi trường, thuế xuất nhập khẩu, các loại thuế phí cho mỗi lĩnh vực. Đề nghị cho doanh nghiệp đã mua thiết bị mới mở rộng sản xuất được miễn thuế nộp thuế VAT ngay, thay vì hoàn sau như hiện nay.
Đề nghị tiếp tục giảm lãi suất đối với những khoản vay cho mục đích cụ thể, như trả lương, mua nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào để duy trì sản xuất trong thời gian dịch bệnh.
Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đề xuất xây dựng chính sách phát triển các ngành vật liệu trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Nguồn ảnh: Internet.
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện ô tô sản xuất trong nước
Liên quan đến hoạt động trong thời gian dịch Covid-19, báo cáo của VASI cũng nhận định, dịch có thể quay lại bất kỳ khi nào, và sẽ có thể xuất hiện các rủi ro khác trong tương lai. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan hành chính, dịch vụ công, phải đảm bảo nguyên tắc: Duy trì hoạt động ổn định phục vụ doanh nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cũng giống như mỗi doanh nghiệp sản xuất, các cơ quan này cần xây dựng “Kế hoạch quản trị rủi ro thời Covid-19” để khi các rủi ro xảy ra vẫn phải đảm bảo duy trì hoạt động nhịp nhàng, không gây ách tắc đối với DN, vốn đã quá khó khăn để cố gắng duy trì sản xuất, hỗ trợ người lao động đảm bảo đời sống. Chính phủ cũng cần giao cơ quan có thẩm quyền ban hành hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất, về quy trình phòng chống và xử lý khi có trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, để đảm bảo khi còn đơn hàng, doanh nghiệp vẫn duy trì được sản xuất, không phải đóng cửa. Các công văn, chỉ thị của Chính phủ, đề nghị khi ban hành cần giải thích rõ từ ngữ, thuật ngữ, tránh các cách hiểu không nhất quát khi thực hiện ở mỗi địa phương, làm cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bênh cạnh đó, nhà nước cần có các giải pháp và chính sách vĩ mô dài hạn phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo. Đây là các giải pháp mà VASI đã nhiều lần đề nghị lên các cơ quan chính phủ, cụ thể:
Chính sách tạo dung lượng thị trường đủ cho CNHT phát triển, cụ thể chính sách cho ngành ô tô, cần đẩy nhanh việc cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần linh kiện ô tô sản xuất trong nước đã được Bộ Công Thương đề xuất. |Đồng thời cần xây dựng chính sách cho ngành công nghiệp điện tử (hoàn toàn không có chính sách trong 30 năm qua) và chuyển ngành này về Bộ Công Thương quản lý.
Liên tục giảm thủ tục hành chính, cắt bỏ các chi phí không chính thức. Thay đổi thái độ của đội ngũ công chức đối với doanh nghiệp: phải là tư tưởng đồng hành cùng doanh nghiệp chứ không chỉ là hỗ trợ, càng không phải là kiểm tra, giám sát…
Phát triển các tập đoàn nội địa sản xuất sản phẩm cuối cùng, các tổ hợp doanh nghiệp, các cụm liên kết công nghiệp (Industrial Cluster) để làm chủ “cuộc chơi” công nghiệp chế tạo và có thể ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam khi cung ứng.
Xây dựng chính sách phát triển các ngành vật liệu cho CNHT như thép chế tạo, nhựa kỹ thuật, cao su kỹ thuật, vải sợi, da giày….
VASI kiến nghị nhà nước ban hành Luật Công nghiệp hỗ trợ/Luật Công nghiệp, để có thể thực hiện các nội dung kể trên. Luật cũng để khẳng định tầm quan trọng của loại hình công nghiệp này, từ đó có các chính sách chuyên biệt và đặc sắc nhằm thúc đẩy phát triển CNHT, đón các dòng đầu tư và dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia.
VASI hiện có hơn 200 hội viên, hầu hết là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa. Sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, thuộc các nhóm: linh kiện cơ khí, nhựa - cao su, điện - điện tử, các sản phẩm tự động hóa. Khách hàng chính của hội viên VASI là mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, một số ít xuất khẩu, trong các ngành chế tạo như xe máy, ô tô, điện tử, máy móc…
Trước các diễn biễn của dịch bệnh, để đảm bảo duy trì sản xuất, ngay từ giữa tháng 2, các hội viên VASI đã chia sẻ “Kế hoạch quản trị rủi ro thời Covid-19”. Do đặc thù công nghiệp hỗ trợ là tính chính xác và tiêu chuẩn rất cao, kế hoạch quản trị rủi ro của mỗi công ty rất chi tiết với việc xác định các nguy cơ và đối sách với từng nội dung đặc thù của nhà máy với các tình huống xảy ra. Do có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng này, may mắn là cho đến nay các doanh nghiệp của VASI vẫn đang được sản xuất.
Không như một số ngành khác, CNHT không quá khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào. Đa số các công ty VASI sử dụng đa dạng nguồn cung từ nhiều quốc gia và có tồn kho duy trì đến tháng 5. Doanh nghiệp cho biết nguyên liệu từ Trung Quốc có bị chậm thời gian đầu, nhưng đến nay đã tương đối ổn định trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ