Vì sao second home có cơ hội phát triển tăng tốc hậu Covid-19?
Tăng học sinh, TP.HCM tuyển gấp gần 7.000 giáo viên mới / Lý do nào khiến bệnh bạch hầu trở nên nguy hiểm?
Các chuyên gia thảo luận tại buổi Tọa đàm "Chìa khóa mở cửa ngành Bất động sản nghỉ dưỡng".
Bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội phục hồi hay không sau cú sốc dịch bệnh Covid-19? Câu hỏi này được các chuyên gia bất động sản thảo luận trong buổi tọa đàm trực tuyến về "Kịch bản cho tương lai" do VNExpress tổ chức mới đây. Doanh nghiệp Việt Nam ghi lại ý kiến của các chuyên gia, khách mời: Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc bộ phận nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội và bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương – Phó Tổng giám đốc BCGLand trong buổi Tọa đàm này.
MC Tuyết Anh: Bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh và cũng được dự đoán sẽ là một phân khúc có khả năng bứt phá trở lại mạnh mẽ nhất. Chúng ta đã biết đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng rất lớn, ngành kinh tế hầu như bị tê liệt, kéo theo cả bất động sản nghỉ dưỡng. Sau khi chúng ta kết thúc 3 tuần giãn cách xã hội và kiểm soát dịch tương đối tốt trong giai đoạn này thì diễn biến của bất động sản nghỉ dưỡng đã có dấu hiệu từng bước phục hồi như thế nào trong thời gian qua? Bối cảnh thị trường lúc này đang như thế nào?
Bà Đỗ Thu Hằng: Chúng ta có thể thấy, do thời gian giãn cách, hoạt động bất động sản nói chung và các doanh nghiệp cũng đã tính đến việc hoạt động trở lại trạng thái bình thường. Chúng ta có thể thấy bất động sản nghỉ dưỡng gần như thay đổi trong giai đoạn vừa qua. Từ góc độ chủ đầu tư, chúng ta có thể thấy rằng, cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc xem xét các dòng sản phẩm để phù hợp nếu Covid-19 xảy ra. Khu nghỉ dưỡng muốn trở thành một nơi khách đến, nhà đầu tư mua để sử dụng trong thời gian cách ly mà vừa an toàn vừa có thể chăm sóc, đảm bảo sức khỏe của mình.
Tính đến thời điểm hiện nay, sự trở lại của những khu nghỉ dưỡng không nhiều, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy việc kích cầu du lịch nội địa rất tích cực. Trong thời gian vừa qua, những khu du lịch lớn như: Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh hay các địa bàn lớn cũng có những chương trình nhằm thu hút những du khách. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp bắt đầu phát triển trở lại. Chúng tôi nhận thấy, từ nay đến cuối năm, mặc dù du lịch nội địa sẽ phục hồi rất mạnh mẽ nhưng bất động sản nghỉ dưỡng rõ ràng, thời gian vừa qua các nhà đầu tư cũng đã phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định đầu tư. Bởi họ vẫn còn quan ngại trong việc sắp tới diễn biến dịch có thật sự kiểm soát tốt trong nước và du khách quốc tế hay không.
Đó là những cái chúng tôi nhận thấy hiện nay, các doanh nghiệp cũng trong việc cấu trúc lại hoạt động thì họ sẽ bắt đầu dần dần mở cửa trở lại các cơ sở. Họ sẽ tính toán xem có thể củng cố hoặc cải thiện hơn ở khía cạnh nào, quy trình kiểm soát bảo đảm an toàn cho khách ra sao. Chúng tôi cũng nhìn thấy là đang tích cực trở lại, có những nơi lượng khách đến vào cuối tuần rất đông. Tuy vẫn chưa được như trước khi xảy ra Covid-19 nhưng với những dấu hiệu ban đầu đã thấy được những kỳ vọng trong thời gian sắp tới là có cơ sở.
Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc bộ phận nghiên cứuvà Tư vấn Savills Hà Nội.
MC Tuyết Anh: Khi chúng ta vẫn chưa mở cửa đường bay quốc tế thì du lịch nội địa là cánh của duy nhất để các doanh nghiệp có thể khai thác lúc này và từng bước trở lại với du lịch nghỉ dưỡng. Khảo sát cho thấy, thị trường du lịch Phan Thiết cũng đang mở cửa trở lại cho du khách nội địa tuy nhiên lượng du khách đến vãn chưa lớn. Để du lịch nghỉ dưỡng có thể bùng nổ thì không phải câu chuyện 1 sớm 1 chiều khi chúng ta vừa trải qua 1 giai đoạn quá dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Covid-19 đã khiến cho doanh nghiệp nước ta phải thay đổi cái gì, thích nghi ra sao đối với tình huống chưa từng có này? Đặc biệt là sau dịch, diễn biến của doanh nghiệp đã có động thái gì để có thể từng bước trở lại thị trường?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: Đối với những doanh nghiệp đang đẩy mạnh bất động sản nghỉ dưỡng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Từ cuối năm 2019 khi sự cố xảy ra ở Đà Nẵng, một dự án không thực hiện được cam kết trả về lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Sau đó dịch Covid cũng khiến cho các nhà đầu tư không hoàn toàn góp tiền vào các khu nghỉ dưỡng, do vậy nhiều dự án bị chậm tiến độ. Đây là thách thức, khó khăn đối với các chủ đầu tư. Đối với tôi, những thách thức lớn đối với doanh nghiệp cũng làm cho những cơ hội để doanh nghiệp có thể lùi lại một bước nhằm đánh giá nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh doanh và nghiên cứu đối mới sản phẩm. Bên cạnh đó, thời gian dịch Covid cũng là một cơ hội để những công ty hoạt động với nguồn vốn mạnh mẽ, dự án pháp lý vững chắc có thể có nhiều niềm tin của khách hàng hơn về loại hình bất động sản này.
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương – Phó Tổng giám đốc BCGLand.
Chúng tôi nhận thấy, sau Covid người dân cũng thận trọng hơn về vấn đề an toàn sức khỏe. Vì vậy chúng tôi đã đưa ra những mô hình kết hợp nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe để đáp ứng được những nhu cầu của người dân.
MC Tuyết Anh: Trở lại diễn biến doanh nghiệp, theo chị Thương chia sẻ thì chúng ta có thể thấy được đây là giai đoạn cần tái cấu trúc và tiến đến những xu hướng mới. Vậy sẽ có những xu hướng mời gì liên quan đến hành vi du lịch, khẩu vị đầu tư đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng và cả cách thức các chủ đầu tư làm sau dịch?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: Chúng ta nhận thấy khi trước dịch Covid, có một số vấn đề cần đặt ra là: Chi phí đi lại có được đẩy lên? Đây cũng là một trong những vấn đề mà khách hàng sẽ phải xem xét, cân nhắc. Bởi vì các khách hàng không chỉ đi đơn, đi đôi mà có thể đi theo từng nhóm hoặc thậm chí là đi gia đình. Khi các chi phí về đi lại có thể chiếm tỉ trọng khá nhiều trong khoản chi của khách hàng. Lúc đó họ sẽ phải tính đến việc tìm những địa điểm có thể tiết kiệm các khoản chi phí đi lại.
Theo tâm lý đó, tôi nhận thấy rất nhiều chủ đầu tư đã tính đến việc thu hút lượng khách này. Đặc biệt đối với thị trường lớn như Hà Nội, TP. HCM và những địa phương lân cận, bên cạnh những tiềm năng trước đây họ chưa khai thác thì bây giờ họ sẽ khai thác các tiền năng để thu hút khách từ các thị trường lớn này. Về tâm lý đầu tư, khi có dịch, rõ ràng việc đi lại bằng đường hàng không cũng có những cái không thật sự thuận lợi. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra, mặc dù giãn cách xã hội, chúng ta thường làm vệc hoặc nghỉ ngơi tại nhà, nhưng nhiều người có ngôi nhà thứ hai, họ có thể đến đó để thực hiện giãn cách xã hội và có thể chăm sóc sức khỏe mà vẫn có thể tập trung làm việc.
Rất nhiều cách chúng ta đã sáng tạo trong bối cảnh dịch Covid xảy ra. Từ đó chúng ta nhận thấy, đã có những giải pháp: Chúng ta có thể đến bất động sản nghỉ dưỡng – ngôi nhà thứ 2 bằng các phương tiện đi lại thuận lợi mà có thể bố trí được. Chính vì lý do đó mà rất nhiều chủ đầu tư cũng đã bắt đầu phải tính đến những đối tượng và giải pháp như thế nào. Đây cũng là một trong những giả pháp mà chúng tôi nhận thấy không chỉ từ phía chủ đầu tư mà còn cả những khía cạnh liên quan đến những địa phương muốn phát triển bất động sản mà thu hút lượng khách các địa phương lân cận hoặc ở những thị trường lớn về giao thông thuận lợi.
Đây là một trong những cái mà chúng tôi nhận thấy trong thời điểm hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp liên quan đến phát triển hạ tầng của các địa phương về du lịch cũng hết sức nhộn nhịp. Các nhà đầu tư cũng bắt đâu hướng đến việc chọn những dòng sản phẩm nằm trong tầm kiểm soát của mình. Covid cũng cho chúng ta nhận thấy rằng là các chủ đầu tư phải tính đến chuyện áp dụng công nghệ. Những giải pháp về công nghệ, vừa tiện ích lại phù hợp. Có những dự án, tổ hợp nhưng chúng sẽ là nơi tụ tập đám đông, thế nhưng mà có những tiện ích có thể độc lập sử dụng mà vẫn an toàn cũng cần phải tính đến. Chúng tôi nhận thấy, tuy trong những tình huống khó khăn thì cũng mở ra cho 1 xu hướng mới mà chúng ta nhận thấy rằng đấy là xu hướng rất phù hợp để nâng cao sức khỏe và nó cũng trở về bản chất thưc là chúng ta nghỉ dưỡng vẫn còn thiếu đi vấn đề chăm sóc sức khỏe thì chúng ta cần phải tích hợp, gia tăng các giá trị tiện ích.
Như vậy thì dần dần sẽ đòi hỏi các chủ đầu tư phải có năng lực hơn về vận hành, tổ chức, quy trình đón tiếp, chăm sóc khách; làm sao để phát triển các dòng sản phẩm phù hợp trong từng điều kiện có dịch, riêng tư và an toàn.
MC Tuyết Anh: Lợi thế về vị trí, khoảng cách giữa địa điểm nghỉ dưỡng với những thành phố lớn như: Hà Nội và TP.HCM là không thể bàn cãi. Nhưng tôi muốn hỏi kỹ hơn 1 chút về tác động của cơ sở hạ tầng, công trình trọng điểm mà chúng ta đang rất quan tâm như dự án sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến đường cao tốc, mở rộng vành đai. Vậy những tác động từ hạ tầng này sẽ tạo cú huých như thế nào cho bất động sản nghỉ dưỡng sau giai đoạn trầm lắng vừa qua?
Bà Đỗ Thu Hằng: Thực tế thì chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều điển hình mà tại thời điểm hiện nay thành công không chỉ về phát triển hạ tầng. Mỗi khi có một công trình hạ tầng lớn thì có thể nói rằng rất nhiều địa phương có thể được hưởng lợi. Bởi lẽ khi việc đi lại không chỉ bằng đường hàng không mà đường bộ thuận lợi thì cũng có thể hút được lượng khách lớn. Nhưng chúng ta cũng thấy ở khu vực phía Bắc, trước đây để đến Quảng Ninh cần 3 tiếng đồng hồ, nhưng khi có cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh thì hạ tầng của Quảng Ninh cũng được đầu tư và quan tâm, hiện đại hơn. Từ đó việc đi lại cũng như thu hút khách ở đây rất dễ dàng. Các ngành kinh doanh về du lịch, ăn uống đang có nhiều triển vọng phát triển. Đối với các công trình hạ tầng lớn như: Sân bay Long Thành hay những đường cao tốc cũng có đóng góp rất lớn trong việc phát triển bất động sản du lịch ở các địa phương đó. Đây là điều ai cũng nhìn thấy, nhưng chỉ do tiến trình có nhanh hay chậm thì mới thúc đẩy được không chỉ hoạt động về bất động sản nghỉ dưỡng mà nó còn có hoạt động kinh tế.
MC Tuyết Anh: Nếu vấn đề là tiến độ thì nó lại ảnh hưởng đến vốn của nhà đầu tư nếu rót vốn quá sớm. Cảm ơn chị Hằng rất nhiều. Vậy theo chị Thương, theo góc độ từ doanh nghiệp. Chị cũng có những dự án nghỉ dưỡng và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ là chiến lược lớn của BCGLand. Vậy trong tương lai, xu hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp sẽ là gì? Bên cạnh xu hướng phục vụ cho du lịch, sức khỏe thì những mô hình như tổ hợp giải trí quy mô lớn, những dự án có hạng mục công trình lớn có quy mô khu vực, quốc tế có nằm trong chiến lược của BCGLand không ạ? Và chị đánh giá như nào về xu hướng phát triển này?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: Đối với BCGLand cũng nhận thấy có những thay đổi lớn về nhu cầu của khách du lịch. Thay vì tập trung tới những nơi náo nhiệt và ồn ào thì mọi người hướng tới chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hơn. Theo báo cáo về sức khỏe toàn cầu thì trong 5 năm qua, Châu Á Thái Bình Dương cũng là nơi có mức tăng trưởng số 1 trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe. Loại hình nghỉ dưỡng này đã được ưa chuộng từ rất lâu. Vì vậy đây là loại hình nghỉ dưỡng cho các nhà đầu tư biết nắm lấy xu hướng và đầu tư vào hoạt động nghỉ dưỡng. Đối với BCGLand, sắp tới cũng sẽ đưa ra hai sản phẩm lớn kết hợp giữa nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, nhằm đáp ứng nhu cầu, xu hướng của du lịch hiện tại.
MC Tuyết Anh: Chúng ta có nhắc tới 1 số địa điểm như: Quảng Ninh, Hội An hay một số khu vựa gần TP.HCM như: Vũng Tàu, Phan Thiết,... Nhưng những địa điểm nào sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng trong nửa cuối năm nay?
Bà Đỗ Thị Thu Hằng: Chúng ta nhận thấy rằng, hiện nay, kích cầu nội địa, có thể nói các chi phí về đi lại, đặc biệt là đường hàng không đã giảm hơn rất nhiều so với trước đây. Từ trước đến nay, có thể nói rất nhiều người đã chia sẻ chưa từng đạt được vé hay chi phí đi lại ở mức hợp lý. Trong thời điểm nửa cuối năm nay, chúng tôi nhận thấy, chúng ta đã kích cầu du lịch, không chỉ kích cầu giá phòng mà kể cả doanh nghiệp làm về du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh hàng không cũng đã đưa ra những gói kích cầu rất phù hợp.
Chính vì lý do đó mà chúng tôi nhận thấy trong thời gian tới, không chỉ ở Quảng Ninh mà thậm chi các địa phương truyền thống như: Đà Nẵng, Nha Trang. Thời gian gần đây chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều địa phương mặc dù trước ít khách, nhưng gần đây thu hút được rất là nhiều: Tuy Hòa, Tây Nguyên cũng có những cách thức đi lại thuận lợi hơn. Đây là một trong những việc chúng ta nhận thấy rằng, chi phí đi lại đã góp phần rất quan trọng trong việc lan tỏa nguồn cầu tổng thể. Chúng ta thấy, không chỉ tính đến đường bộ đường bộ đã rất thuận lợi nếu trong điều kiện hạ tầng thuận lợi rồi. Nhưng nếu chúng ta đưa đường hàng không trở lề đúng nghĩa là hàng không giá rẻ thì chúng ta sẽ thu hút được một lượng cầu lớn cho tất cả các địa phương khi có sân bay. Từ đó, khách có thể di chuyển đến các địa phương lân cận mà vẫn cảm thấy thoải mái. Khách du lịch trong nước trước đây thường ưu tiên đến những nơi như: Đà Nẵng, Nha Trang,… vì dịch vụ ở những nơi đó khá tốt. Nhưng trong thời gian sắp tới họ vẫn có thể đi những địa điểm du lịch khác.
MC Tuyết Anh: Cảm ơn chị Hằng. Có một từ khóa rất hot đó là “second home”. Vì sao second home lại có sức hút mãnh liệt như vậy trong những năm gần đây thưa chị Hằng? Điều gì đã khiến mọi người quan tâm hơn tới sản phẩm này thưa chị?
Bà Đỗ Thị Thu Hằng: Cuộc sống đôi khi bận rộn và công việc quá nhiều thì việc cân bằng cuộc sống là vô cùng quan trọng. Khi đó du lịch là 1 trong những giải pháp giúp cho cuộc sống con người sẽ tốt hơn trong việc quay trở lại và tiếp tục làm việc. Du lịch là 1 trong những lĩnh vực cả Chính phủ cũng ưu tiên việc phát triển. Các doanh nghiệp cũng nhận thấy bản thân Việt Nam cũng có tiềm năng để phát triển du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm. Nếu chỉ có khách sạn thì chưa đủ.
Nhu cầu sở hữu 1 ngôi nhà thứ nhất tại nơi chúng ta đang ở, làm việc và học tập thì chúng ta vẫn có thể mua ngôi nhà thứ 2 có thể đáp ứng được rất nhiều nội dung yêu cầu: Sở hữu, tận dụng bất động sản đó cho thuê kinh doanh, rồi đến việc nghỉ ngơi trong thời gian mà chúng ta bố trí được. Tính đa tác dụng của ngôi nhà thứ 2 này đã trở thành tất yếu, hấp dẫn bởi tiềm năng phát triển kinh tế khá tốt. Đây là 1 trong những dòng sản phẩm mà nếu các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa là có thể tính đến. Họ có thể phát triển bất động sản secong home tại các đô thị, địa phương du lịch.
MC Tuyết Anh: Đâu là những sản phẩm khiến cho khách du lịch cảm giác được đây là ngôi nhà của mình, nơi để nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho gia đình? Những bài toán khó nào đang ảnh hưởng đến các chủ đầu tư trong việc đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thời điểm này?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: Trong giai đoạn này, điếm khó nhất là sự bù lại. Khi các chủ đầu tư rót vốn vào bất động sản nghỉ dưỡng với quy mô lớn, đối với BCGLand cũng có một phần là may mắn khi dự án của chúng tôi năm sau mới đưa vào hoạt động. Dự kiến những hoạt động này sẽ đủ đáp ứng nhu cầu trong khoảng thời gian rất dài, bù lại nền kinh tế của ngành du lịch bị ảnh hưởng bới Covid-19.
Quý 3 và quý 4 năm nay, dự đoán nhu cầu du lịch nội địa của mọi người sẽ tăng cao. Hầu như sân bay là cửa ra của khách du lịch quốc tế đã bị đóng băng, thì 16 triệu dân thay vì du lịch ở nước ngoài thì nhu cầu đi du lịch trong nước của họ sẽ tăng cao. Kể cả những tìm kiếm trên Google cũng cho thấy từ khóa người dân tìm kiếm nơi nghỉ dưỡng ra các biển đảo như: Quy Nhơn, Đà Nẵng, Phú Quốc; công viên, du lịch sinh thái,… cũng tăng rất nhiều. Sau khoảng thời gian nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong nước đối với ngành bất động sản nghỉ dưỡng cũng rất khả quan.
MC Tuyết Anh: Với những dự án đang triển khai, doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể thu hút các nhà đầu tư trong nước?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: Ngoài những vấn đề về pháp lý thì bài toán về vận hành sau này để có thể mang lại lợi nhuận cho chủ đàu tư cũng là bài toán các doanh nghiệp phải giải và có nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra các tiện ích, nắm bắt xu hướng thị trường như: Spa, khu thể thao trên biển, nhà hàng,… để chứng minh cho nhà đầu tư thấy rằng: Chúng tôi có sự nghiên cứu rất chuyên sâu về những tiện ích để lồng ghép vào khu du lịch nghỉ dưỡng như 1 lần nữa cam kết với nhà đầu tư, chúng tôi rất nghiêm túc trong vấn đề vận hành và có đầy đủ về yếu tố cũng như nghiên cứu liên quan đến nhu cầu, cũng như xu hướng của ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới.
Bất kỳ sự đầu tư nào cũng đều có rủi ro, đặc biệt về vấn đề chia lợi nhuận. Đây là lợi ích song phương, chúng tôi có thể vận hành 1 khu di lịch nghỉ dưỡng sinh lời thì chủ đầu tư cũng có lời và các nhà đầu tư cũng vậy. Đây chính là lợi nhuận cho đôi bên. BCGLand cũng đã đưa các nghiên cứu về tiện ích, xu hướng cũng như thiết kế tầm cỡ quốc tế để đạt được nhu cầu nghỉ dưỡng một cách tốt nhất.
MC Tuyết Anh: Các chị có kỳ vọng gì vào sự phát triển mạnh mẽ trở lại của thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam trong thời gian tới?
Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương: BCGLand hy vọng vào thời điểm nào đó, ngành bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi phục nhanh chóng. Đối với trong nước, chúng tôi mong nền kinh tế bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phát triển trong 2 quý sắp tới. Khi đại dịch Covid qua đi, mong rằng nền kinh tế cũng như ngành du lịch của Việt Nam sẽ được hồi phục.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng: Chúng tôi rất mong muốn sự vào cuộc và nhìn nhận tổng thể từ các chính quyền về phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Không chỉ chúng ta có những nhu cầu từ phía chủ đầu tư mà chủ đầu tư cũng sẽ có những thách thức. Nhưng để khiến cho 1 dự án đủ sức hấp dẫn, vẫn cần phụ thuộc vào sự hợp tác của chủ đầu tư, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về phát triển du lịch.
MC Tuyết Anh: Cám ơn 2 chị đã tham dự buổi tọa đàm! Thị trường nghỉ dưỡng đang dần hồi phục và du lịch luôn là xu hướng tất yếu. Chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi trong cả khẩu vị đầu tư, cách thức triển khai sản phẩm của các doanh nghiệp và để cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng có thể thực sự phát triển bền vững thì rất cần sự quan tâm, quản lý và tổ chức 1 cách bài bản, tổng hòa từ hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư, vận hành, tiện ích,… để có thể thu hút được khách du lịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo